Trải Nghiệm Học Thuật:
Thơ (Tính) Lưỡng Cực

Ngu Yên

Kỹ thuật lưỡng cực là bài thơ ngay từ lúc khởi sự đã có hai tứ cảnh quan trọng, một ở khai cuộc, một ở kết luận. Các nhà văn theo chân Hemingway đề nghị một lối viết truyện ngắn dễ đạt sự nhất quán và dễ dẫn đưa người đọc theo dõi nội dung, là tìm ra kết luận trước khi phát triển cốt truyện. Trong tinh thần đó, bài thơ Lưỡng Cực tìm đến kết luận trước khi phát triển thân bài. Tứ thơ kết thường lập lại, gợi ý, giải thích, hoặc mở rộng một số chi tiết mà tứ mở đầu đã dàn trải hoặc đặt thao thức.
Lý do, khi đã có được kết luận, những câu thơ còn lại từ sau khai cuộc cho đến chấm dứt sẽ dễ tập trung vào điều muốn nói. Tránh những lời lẽ dư thừa. Tránh những ý tứ không cần thiết. Cô đọng hơn truyện, thơ cưu mang ít lời mà nhiều ý, ít chữ mà nhiều ẩn văn. Lời lẽ và câu cú trong bài thơ có thể thiếu, nhưng không nên dư. Mỗi câu đều có nhiệm vụ gợi ý, điềm chỉ chủ đề và ý chính của bài thơ. Mỗi câu đều hướng về ý tứ kết. Khi bài thơ phát triển từ khai cuộc đến lúc cạn ý, tự nhiên sẽ ráp vào phần kết luận. Bài thơ chấm dứt. Sau đó, bài thơ có thể được tái xét, điều chỉnh, cải thiện hoặc tái tạo để hoàn tất.
Dù ý tứ thơ khó hiểu, phức tạp hoặc quen thuộc, dễ hiểu, nghệ thuật Lưỡng Cực có thể dẫn đưa người đọc qua ba giai đoạn: Đỉnh mở, thân bài, và đỉnh kết. Đa số bài thơ Lưỡng Cực dồn áp lực vào đỉnh kết, để tạo ấn tượng sau cùng trong tâm tư độc giả. Đỉnh mở thông thường điểm chỉ hoặc tạo dựng ý tưởng và cảm xúc để thưởng ngoạn có lý do muốn tìm hiểu bài thơ. Ở giữa là những chi tiết diễn đạt với khả năng tạo ra thú vị. Đặc biệt, bất kỳ là loại thơ nào đều phải gắn bó với nhất quán và mỹ thuật. 
Ví dụ bài thơ Lullaby của người vô danh tộc Akan, miền nam Ghana, Phi Châu. Bản dịch Anh ngữ của Kwabena Nketia

Đổi Giờ

Vũ Quỳnh Hương

 
    Bóng tối tràn lấp mặt trời
    tôi vặn kim đồng hồ
    tặng mình thêm một giờ mùa đông
    một giờ một giờ đầy đặc bóng tối
    buổi chiều năm giờ tan sở buồn như nửa khuya
    hơi ấm hệ thống sưởi không ấm đủ ngoài vỉa phố

    Tôi nâng niu trên tay chiếc bóng
    một ngày tàn
    thở ra khói
    mùa đông không lãng mạn
    mùa đông những ngày lễ vang động tiếng rộn ràng
    dội ngược thành
    những tiếng than

Hồ Tịnh Tâm

Nguyễn Hàn Chung
 


Tiếng cá quẫy dưới dòng sâu làm vỡ
câu thơ viết trên mặt sóng
hai đứa buồn ngẩn ngơ
 
Những chấm bạc náu mình sau gốc tóc
nhích dần về phía xa xanh
thôi đi, lớ ngớ mùa đông lỡ hội trăng rằm

Thơ Trữ Tình:
Tân Lãng Mạn Thế Kỷ 21.
(New Romanticism)

Ngu Yên

Tân Lãng Mạn vào đầu thế kỷ 21 đưa ra những lập luận tranh cãi với ý nghĩa về bản chất phong trào Lãng Mạn và quá trình lãng mạn hóa. Một số đông các học giả như Bas Jan Ade, Charles Avery, Peter Doig, Gregory Crewdson, Olafur Eliasson, David Thorpe... cho rằng, chủ nghĩa và phong trào Lãng Mạn đã sai lầm khi chỉ tập trung vào những bi
Sáng Tạo và Tái Tạo thảm, cao siêu, kỳ lạ, bí ẩn, ... Những nghệ sĩ Lãng Mạn truyền thống đã nỗ lực tạo ý nghĩa cho những gì tầm thường, tạo huyền bí cho những gì bình thường, tạo lạ lẫm cho những gì quen thuộc, ... tạo tính vô hạn cho những gì hữu hạn, ... Những việc làm này cần thiết nhưng không thành công. 
Novalis lập luận: Không có tầm thường nào trở nên hoàn toàn có ý nghĩa, không có bí ẩn nào hoàn toàn bình thường, ... Chủ nghĩa Lãng Mạn đã bị hiểu lầm trong những giới hạn: thiên nhiên, giấc mơ, cao kỳ, nhạy cảm ... những đặc tính này không thể đặc trưng cho tất cả những gì gọi là chủ nghĩa Lãng Mạn, đừng nói chi đến dùng chúng để định nghĩa. 
Trước đó, năm 1920, Arthur Lovejoy đã nhận xét, có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm chủ nghĩa Lãng Mạn. Nhiều năm sau, Isaiah Berlin bình phẩm về các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Lãng Mạn, rồi kết luận, nếu có những định nghĩa về Romanticism, thì đó là những mâu thuẫn. 
Từ Novalis cho đến Berlin cho chúng ta một nhãn quan tổng quát và một khái niệm mâu thuẫn cho một phong trào “kéo dài” từ cuối thế kỷ 18 cho đến dương đại, có lẽ là một phong trào văn học dài nhất trong lịch sử văn chương nghệ thuật. Tân Lãng Mạn nỗ lực kết hợp Hiện Đại và Hậu Hiện Đại trong tinh thần Metamodernism (Kết Hợp Hiện Đại).
Berlin đưa ra nhận định về sự kết hợp: Đây là sự đặc biệt, trong thống nhất và đa dạng, trong bí ẩn thách thức tình trạng mơ hồ của phác họa mơ hồ. Quá trình tạo ra sự đẹp và sự xấu, tạo ra nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật cứu rỗi xã hội. Đây là sự kết hợp giữa ưu điểm và khuyết điểm,

Cơn Sốt

Lê Thị Huệ


Hồi chuông không bao giờ vắng mặt
Trong suốt bao nhiêu năm cùng chúng ta
Kéo còi tàu qua bao nhiêu sân ga
Đổ xuống trước mắt hai đứa bé bao nhiêu là định mệnh mê hoặc
Và chúng ta đã dốc sạch tuổi trẻ ra chọn
(Canh Thức Cùng Thơ Mộng)


Thoa chen vào cửa khi một sinh viên da mầu mở cánh cừa lớn của đại học xá. Nàng đến bên thang máy bấm nút số bảy. Chiếc thang máy không chạy. Nàng men theo những bậc thang của sáu tầng lầu đi lên. Dãy tam cấp vòng vẹo và cao hun hút. Đến lầu thứ tư, nàng thở dồn và lết từng bước một. Những sinh viên nội trú trong hall trường Columbia đi lên đi xuống thoăn thoắt, cười đùa thoải mái. Họ nở những nụ cười lớn an ủi khi thấy nàng bám tay vào cầu thang đẩy từng bước một. Lên đến lầu bảy, đôi chân mỏi quỵ, nàng ngồi bệt xuống chân cầu thang ngoài hành lang.
Bây giờ Thoa mới biết vào được phòng Ngữ không phải là chuyện dễ dàng. Chiều hôm qua khi chia tay nhau ở trạm tàu điện ngầm dưới phố, nàng lôi ra từ túi áo chàng một chiếc chìa khoá phòng. Ngữ nhìn chiếc chìa khoá trong nắm tay nàng và nói:
- Em giữ lấy cũng được. Cái chìa khóa này anh thường giấu lung tung. Thôi thì em cầm lấy cho tiện.
Giờ này ngồi trước cánh cửa lạnh lùng khép kín, Thoa mới biết rằng, cổng chính của đại học xá nơi chàng đang ở có một chìa khoá, cửa chính của mỗi lầu lại có một chìa khoá khác. Mà nàng thì chỉ có mỗi chìa khoá của riêng phòng Ngữ. Nếu không gặp lúc may mắn thì không dễ gì nàng vào được cửa phòng chàng để sử dụng cái chìa khoá riêng tư này.

Mẫu Hệ

Vũ Qùynh Hương

Có khi tôi ngồi nhổ tóc cho tình
mỗi sợi tóc trả bằng một nụ hôn
da thịt rợn hương tình ái
tóc yêu người từ lúc còn xanh

Những sợi tóc bạc trổ đầy hồn tôi
máu huyết tôi luân chuyển xanh xao
tôi hủy hoại hết phân tử hồng huyết cầu
và phân tử hạnh phúc
tôi bôi xoá mọi ký hiệu hóa học

Trí Nhớ Của Loài Chim

Hoàng Chính

  (Bản Anh ngữ The Birds' Memory được  phát thanh trên chương trình truyện ngắn quốc tế của đài BBC, London, Anh Quốc, hai ngày 23 và 25 tháng 03, 1996.)
 
 Thường thì lão vui vẻ như một gã đàn ông trong gánh xiệc. Nụ cười tuy nhăn nhúm nhưng lúc nào cũng gắn trên khuôn mặt đầy những nếp gấp của thời gian. Lão chẳng nói chuyện với ai. Một mình lão thơ thẩn ngoài công viên như một kẻ không công ăn việc làm. Chỉ có bầy chim là bu quanh lão, tíu tít như lũ con vây quanh người cha già hiền từ. Ðó là lúc lão nói chuyện huyên thuyên như người được bạc. Bây giờ, sau vài ly rượu, lão bỗng trở nên tư lự. Tôi ngồi đối diện lão, tay trái đặt hờ trên mặt chiếc bàn gỗ cũ, tay phải ngượng ngùng xoay chiếc ly sóng sánh chất rượu trong vắt như pha lê. Căn phòng chung cư chìm trong mùi thức ăn nướng thơm ngào ngạt. Mùi thịt nướng làm tôi ứ nước miếng. Và bao tử lại quặn lên những cơn co thắt không lớp lang.
          “Dường như khét rồi ông à.”
          “Cứ gọi tôi là John,” cái đầu lão gật gưỡng như thể bắt đầu nặng trên một cái cổ quá gầy guộc.”Không sao đâu.”
          Tôi liếc nhìn cái bếp nướng ở góc phòng. Căn phòng của lão cũng khá rộng. Phòng ngủ, phòng ăn nối dài với nhà bếp, phòng khách, nhà vệ sinh. Tất cả trở nên thênh thang với một lão già độc thân như lão. Chợt lão nâng ly rượu lên, đưa về phía tôi, vui vẻ, “Cạn ly đi cậu.”

Hộ Chiếu Của Nhà Văn

[đối thoại] 

Nguyễn Hưng Quốc

Một trong những ám ảnh lớn nhất của những người lưu vong là ý niệm về sở thuộc (sense of belonging). Với giới cầm bút, ám ảnh ấy lại càng nhiều day dứt: Không những bản thân họ mà còn cả tác phẩm của họ thuộc về đâu và sẽ đi về đâu?
Trong cuốn The Writer as Migrant (The University of Chicago Press, 2008), Ha Jin, nhà văn gốc Hoa viết bằng tiếng Anh tại Mỹ, trích dẫn một quan điểm của Nabokov mà tôi rất tâm đắc: Với một nhà văn, quốc tịch chỉ là điều thứ yếu; trong khi đó chính nghệ thuật mới là hộ chiếu thực sự của hắn.
Ha Jin dẫn ra trường hợp của hai nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn và Lâm Ngữ Đường làm ví dụ.
Solzhenitsyn bị trục xuất khỏi Liên Xô vào năm 1974 và cư ngụ tại Mỹ đến năm 1994. Năm 1985, ông nộp đơn xin vào quốc tịch Mỹ nhưng đến ngày tuyên thệ, ông lại đổi ý. Năm 1994, sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ, ông quay về Nga sinh sống. Tất cả những sự thay đổi về địa điểm cư trú ấy có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp viết lách của Solzhenitsyn không? Không. Solzhenitsyn từng tuyên bố: “Tất cả cuộc đời tôi đều chứa đựng trong một điều – tác phẩm.” Và tác phẩm của ông, như ông cũng từng tuyên bố, “chỉ được viết cho quê nhà”, tức nước Nga. Nhưng nước Nga của ông lúc ấy lại từ chối ông:

Bàn Tay

Nh. Tay Ngàn

Trên cao xa kia nhớ nhung nàng chỉ còn mảng trời tím lạnh.
Buổi chiều tắt dần tắt dần tiếng chuông,
Cây lá sẫm.
Nàng vuốt lấy mặt nàng,
Thấy ngón tay nàng ướt đẫm.
 

Những đớn đau lớn theo đời nàng
Nàng đếm mãi trên bàn tay
(Ôi những ngón tay yếu ớt như côn trùng đơn chiếc)
Còn thanh xuân nàng ư?
Nàng hỏi sao mùa đông loài chim ủ rũ

Thố Ti....

Cao Xuân Huy

Sinh ra ở Việt Nam, nhưng lớn lên tại Mỹ nên tiếng Mỹ là ngôn ngữ chính của tôi. Khi rời Việt Nam tôi đã biết đọc biết viết, tuy tiếng Việt khá hơn bạn bè cùng tuổi, tôi thực ra chỉ có thể nói được những điều bình thường trong sinh hoạt hằng ngày. Tôi muốn học tiếng Việt nhưng bố bận vì sinh kế, không có thì giờ dạy con.
Tôi muốn tìm hiểu văn chương Việt Nam. Bố là người viết truyện và đang làm cho một tờ báo văn chương trong cộng đồng người Việt ở đây. Bố nói văn chương Việt Nam bao la lắm, bố không biết bao nhiêu, vả lại vì ít thì giờ nên bố chọn cho tôi đọc tác phẩm của những nhà văn mà theo bố, là những khuôn mặt lớn của văn chương Việt Nam. Bố nói cứ rán đọc, bố sẽ hướng dẫn thêm.
Những quyển sách bố chọn, tôi đọc rất kỹ, kể cả lời nói đầu, lời tựa đến lời bạt, lời khép. Tôi đọc hết những sách bố đưa, dường như văn chương Việt Nam quyến rũ, nên dù vất vả tôi vẫn tìm đọc thêm những quyển trong tủ sách của bố. Những quyển này, giá trị văn chương không bằng những quyển bố chọn. Tôi hỏi bố, tại sao truyện in ra mà không cần văn chương. Bố nói ở bên này in sách dễ lắm, có tiền là có thể xuất bản một quyển sách. Khác với sinh hoạt văn học ngoại quốc, văn học của ta thiếu hẳn một ngành phê bình chuyên biệt vốn cũng là một ngành học tại các đại học ở đây.

Bài Đồng Ca Riêng

Nguyễn Hàn Chung
                           
Đừng bắt đĩa dầu hao từng dan díu phải xa anh
thiếu nó anh lụn bấc khô tim lấy gì để sáng
trẻ trai nữa đâu mà sóng
mưa xưa cào xước mặt khuya rồi

Những lúc cùng bạn bè nhâm nhi tí cay
nhưng nhức nhớ cái thời đói quắt
đừng bắt anh về khi bạn anh đang hát
bài đồng ca riêng trong đáy ly

Cuộc Hẹn Thơ

Ngu Yên

Tôi nghĩ:
Sinh tạo bài thơ mới là điều lý tưởng. 
Công việc lý luận và tranh cãi sắp xảy ra chỉ là những ghi nhận trong nội tâm của một người nghĩ cách làm mới thơ từ bình thường đến triệt để. Kết quả như thể nào, phải đợi người đó băng qua hết sa mạc mới biết. Nếu người đó không đủ khả năng vượt sa mạc, bài viết này đành để lại ven đường với xương khô lẫn lộn giữa xương người, xương lạc đà, và răng chó sói. 
Tôi bắt đầu từ khái niệm làm mới thơ là làm mới những phụ thể của bốn yếu tính thơ. Rồi tiếp tục làm mới những thuộc tính và sắc thái thơ cho phù hợp với phụ thể mới. Với điều kiện: văn bản sáng tác phải hội đủ bản thể thơ. Với định luật tự nhiên cố định: Thơ luôn luôn đổi mới. 
Ngày 5 tháng 12.
Ý tưởng đầu tiên đến với tôi là thay đổi những phụ thể quen thuộc của yếu tính ý nghĩa. Ý nghĩa của bài thơ, của câu thơ, luôn luôn là thứ tồn tại nếu bài thơ, câu thơ đó được ghi nhớ hoặc được đóng giá trong lịch sử. 
Khái niệm tổng quát: Ý nghĩa của mọi sự vật là do con người gán cho. Ý nghĩa là tính hiểu biết về một đối tượng, sẽ không thay đổi. Nhưng ý nghĩa như thế nào, diễn tiến ra sao, thuộc về phụ thể và thuộc tính. Ý nghĩa của một đối tượng bao gồm ý nghĩa chung của đa số và ý nghĩa riêng của mỗi người trong mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh, mỗi trình độ, và mỗi cá tính. Ý nghĩa thay đổi trong quá trình giữa hai cực: Hiện thực và hư cấu. Thực tế và tưởng tượng là hai thành phần biến chuyển ý nghĩa. Trong khi, kiến thức, kinh nghiệm, văn hóa, và ngôn ngữ, bốn thành tố chủ lực tạo ra ý nghĩa cho một đối tượng hoặc một hữu thể. 
Như vậy, muốn đổi mới phụ thể của yếu tí