Hoàng Chính.
Người hành khất già ngồi bên bờ đất, co ro như một con mèo thiếu ăn. Những nếp da nhăn nheo đùn đầy lên hai đuôi mắt. Hai gò má nhô cao như hai ngọn đồi chênh vênh dòm xuống hai triền thung lũng sâu và hẹp, thuôn thuôn và gặp nhau ở chiếc cằm vênh vẹo như một mảnh bom nhặt được trong thời chiến. Ðôi mắt đục lờ những vẩy cá trắng màu mỡ đông trong những ngày đông giá, nhìn vào thăm thẳm của hư không ở đâu đó phía trước.Toàn thân người hành khất như một đống xương khô bọc ngoài bởi lớp da nhăn nheo khô khốc. Ðống xương bất động như một mô đất, một gốc cây bỏ quên bên lề đường, chỉ có cái miệng và những ngón tay là còn thở ra làn hơi của đời sống. Cái miệng meo méo, nhăn nheo những vết hằn khốn khó; cái miệng hát ra những lời vọng cổ buồn tái buồn tê. Và hai tay ôm hờ hững cần cây đàn guitar cũ kỹ mốc ngời bụi đường. Những ngón tay xương xẩu gỡ ra từ cần cây tây ban cầm những mảnh âm thanh rụng rời cảm xúc. Người hành khất già mê man với tiếng ca trầm buồn như gã phù thủy bị mê hoặc bởi những câu thần chú của chính mình.
"Ði chưa thầy."
Con nhỏ học trò thúc cùi chỏ vào cạnh sườn hắn, nhắc nhở, làm hắn bừng tỉnh.
"Ông già ca hay quá."
"Bài Xuân này con không về đó, thày biết hôn?"
Con bé cố không đọc tên bản nhạc thành "Xuân này con hỏng dìa," làm hắn buồn cười.
"Biết chớ."
Con bé xoay qua nhìn hắn.
"Thày thích bài đó hôn?"
"Sao không?"
"Mai mốt rảnh, em ca cho thày nghe."
Hắn hít một hơi dài, cố nén những nhịp hân hoan của trái tim.
"Cô cũng biết ca nữa sao?"
"Sao hỏng biết. Ði chưa thày?"
Con nhỏ học trò khẽ chạm những ngón tay vào tay hắn. Một chút thôi, rồi rút ngay về. Con nhỏ này lộn xộn. Hắn nghĩ. Coi chừng nghe cô. Nguyên tắc đạo lý Quân-Sư-Phụ thời nào cũng đúng hết ráo.
"Mắc mớ gì thày buồn thiu vậy?"
Con nhỏ hỏi bất ngờ, làm hắn không tìm đâu ra ngay được câu trả lời.
"Bộ nhớ nhà hả?"
"ừ." Hắn trả lời đại cho qua. Ðúng ra, hắn nhớ nhà thật, nhưng đó chỉ là một trong muôn ngàn lý do đã làm nét mặt hắn lúc nào cũng buồn buồn như bầu trời những ngày giông bão, tìm mờ mắt cũng không ra một chút nắng hân hoan.
Hát xong những lời cuối cùng của bài hát, người hành khất già cúi đầu nhìn xuống nền đất đen xỉn. Ông ta thấy gì trong những thớ đất màu tối ám ấy nhỉ, hắn tự hỏi. Mà ông ta có nhìn thấy không đã chứ. Ðôi mắt ấy; đôi mắt kéo những đám mây mù, ám tối. Có gì trong cõi nhìn của người đàn ông già nua không nhà không cửa ấy. Những nấm mồ vô vọng. Cánh cửa mở vào cõi sống khác. Sự chết. Thần linh. Những xác thân rữa mục. Mảnh xương khô. Trước mắt hắn, những mảnh xương khô trên thân thể người hành khất còn chan hòa sự sống.
"Ông già đó mù phải hôn thày?"
"Chắc vậy."
"Em thấy ổng quờ quạng trên cần đờn.."
Những ngón tay người đàn ông mò mẫm trên cần đàn, vặn lại những chốt dây bị dãn ra sau khi đã rung lên một cách tận tình những tiếng kêu than não nuột.
Một đứa bé gỡ tay mẹ, chạy lại thả vào chiếc lon sữa bò rỉ sét đặt bên cạnh cái đầu gối khẳng khiu của người hành khất những đồng xu cũ. Tiếng kim loại chạm vào nhau nghe lao xao như khuấy động chút niềm vui mỏng manh trong không gian xao xác tiếng cười nói của người đi đường và tiếng xe cộ rầm rĩ chung quanh. Người hành khất cúi đầu thật thấp biểu tỏ sự biết ơn đối với kẻ đã có chút lòng nhân, rộng tay bố thí.
"Thày có cho ông già tiền hôn?"
"Thấy kỳ kỳ làm sao đó."
"Thày nói sao?"
"Khi bỏ những đồng xu vào chiếc lon người hành khất, thấy áy náy lạ lùng."
"???"
"Có cảm tưởng mình vừa xúc phạm đến một con người nghệ sĩ."
"Thày lãng mạn thấy mồ!"
Con nhỏ bắt đầu làm xao động lòng hắn. Hắn liếc nhìn khóe môi cong cong của đứa học trò.
"Cô mới là lãng mạn."
"Xí!"
"Cô nghịch ngợm phá phách bị lên trình diện hết giám thị tới tổng giám thị, rồi tới cả hiệu trưởng nữa mà cuối cùng cũng chẳng bị phạt gì hết ráo, làm các giáo viên khác hết dám phạt cô luôn."
"Thày nói vậy là oan cho em rồi đó."
"Chứ không đúng sao?"
"Hổng đúng."
Hắn ngước mặt nhìn bầu trời của buổi chiều tà xanh ngăn ngắt trên cao, vướng vít những sợi mây trắng nõn. Gió dưới sông thổi lên phủ vào mặt hắn cái mùi rơm rạ, bùn ướt pha lẫn với mùi thịt nướng thơm nồng khứu giác từ cửa tiệm ăn uống bên lề đường. Hắn lục lọi trí nhớ để tìm một dẫn chứng cho những lời buộc tội đong đưa.
Mãi, hắn mới nhớ ra.
"Cô nhớ vụ tập nhạc Phạm Duy không?"
"Dạ, nhớ chớ."
"Lần đó cô có bị phạt gì đâu."
"Sao hổng bị, em mất tiêu tập nhạc kỷ niệm của đứa bạn tặng."
Tập nhạc ấy hắn còn nhớ. Dạo ấy, đang có phong trào xóa bỏ văn hóa đồi trụy. Con bé học trò của hắn lại đem ngay tập nhạc "Ngày đó chúng mình yêu nhau" vào lớp học mà chép cho một đứa bạn khác. "Ðể xử lý, tôi phải tịch thu tập nhạc đồi trụy này và báo cáo em lên chi đoàn; lên giám thị trường." Cô học trò của hắn lúc ấy hai mắt đỏ hoe. Không một giọt nước mắt nào ứa ra được trên khóe mắt lạnh khô, nhưng cái nhìn căm hận thì như mũi kim nhọn găm trên phiến trí nhớ hắn; gã thày giáo làng nửa thằng nửa ông ngu ngơ tội nghiệp.
Cái liếc mắt của cô học trò sắc như phiến gió lạnh lẽo cắt da xẻ thịt. Vẫn đôi mắt ấy; đôi mắt rủ rê hắn đi hoang.
"Thày...thiệt tình!"
Nghĩa là sao nhỉ. Hắn không hiểu đứa học trò muốn nói lên điều gì trong cái liếc sắc cạnh và câu nói ỡm ờ buông thả ấy.
"Cuốn nhạc của em đâu rồi?"
Con bé chợt hỏi. Hắn bối rối cuống cuồng. Loay hoay như đứa bé không thuộc bài một hồi, với những ngón tay bấu thành ly lạnh ngắt trên mặt bàn gỗ thô nhám màu đen xỉn, hắn mới tìm ra được một câu nói dối.
"Ðốt rồi."
"Thày...Thiệt tình!"
Tiếng thở dài của đứa con gái mới lớn nghe dài và man mác một nỗi niềm không thể đặt tên.
Sư phụ nói dóc đấy, đệ tử ơi. Thực ra sư phụ còn giữ kỹ, sư phụ vùi tập nhạc tình ấy tận đáy cái túi hành lý với vài ba bộ đồ cũ kỹ có những màu sắc không thể gọi tên được nữa và mấy cuốn sách học cũ, lẫn lộn với những tờ giáo án luộm thà luộm thuộm. Sư phụ lòng nào có thể phần thư khanh nho như cái người bạo chúa họ Tần ngày trước.
"Tập nhạc ấy em thích nhất."
Giọng trách móc của cô học trò mềm và ngọt.
Sư phụ cũng thích tập nhạc ấy thấy mồ. Nhưng làm sao được. Cả lớp đều thấy đệ tử chép nhạc đồi trụy trong lớp học. Sư phụ đâu có thể giả câm giả điếc để mang họa cho cả thày lẫn trò. Hãy hiểu dùm ta, đệ tử ơi. Hắn nghĩ nhưng không nói ra ý nghĩ ấy mà chỉ nhìn con bé học trò đang ngồi trước mặt hắn, phía sau ly nước mía đã gần cạn, còn đóng đầy những bã trắng nhờ nhờ trên thành ly.
"Em nhớ bài Nghìn trùng xa cách quá."
Sư phụ cũng vậy, đệ tử ơi. Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi, đường dài hạnh phúc, cầu chúc cho người. Sư phụ đã từng ăn ngủ với những lời nguyền da diết ấy năm xưa, khi phải tiễn đưa một người con gái.
"Sao thày hổng nói gì hết trơn vậy?"
"Tại cô không nghe thấy chứ bộ."
"Thày... Kỳ cục thấy mồ!"
Tiếng đàn guitar biến chế thành lục huyền cầm của người hành khất lại vọng đến, xoắn lấy không gian của hai người. Ðiệp ơi, mai anh lên chốn thành đô nhà xe rực rỡ, xin anh đừng quên.. Hắn lặng người đi vì cảm xúc. Chao ơi, tiếng lục huyền cầm và những câu vọng cổ. Âm thanh xoắn lấy lòng hắn như những đường xoắn ốc trên mũi chiếc đinh vít nhọn. Xoắn sâu, gài chắc vào từng thớ mềm của lá gan, vào những sợi cơ trơn dai nhanh nhách của ruột non ruột già hắn. Xót xa chi lạ lùng.
"Thày bắc kỳ mà mê vọng cổ."
Cô học trò châm chọc hắn.
"Thì sao?"
"Quê một cục." Ðứa con gái nói, với một nụ cười.
"Tôi yêu âm nhạc của cả ba miền."
"Vậy là thày yêu nước, yêu đồng bào... Sao hổng được làm giáo viên tiên tiến vậy?"
"Ai biết đâu."
Hắn trả lời vu vơ. Và tiếp tục để hồn chìm theo tiếng lục huyền cầm và những lời trách móc của cô Lan gửi cho anh chàng Ðiệp bạc tình. Bất giác, hắn cảm thấy như những lời trách móc ấy gửi đến cho hắn từ một người con gái nào đó, sống ở đâu đó, trong một gia đình nào đó, làm một cái nghề gì đó...bị hắn phụ rẫy.
"Mai mốt thày sẽ phải bồi thường cho em."
"Cái gì?" Hắn chợt bừng tỉnh.
"Tập nhạc."
"Không sao."
"Dễ gì thầy còn kiếm được tập nhạc đó."
Không biết con nhỏ có gài bẫy hắn không, vì trong mắt nhìn của nó, hắn không đọc nổi những gửi gấm âm thầm không tên gọi. Ðệ tử ơi, đệ tử ra vào phòng tổng giám thị như cơm bữa. Cả trường ai cũng biết đệ tử làm biếng học, đệ tử chỉ ham chép thơ T.T.Kh., ham chép nhạc Phạm Duy, (những thứ lạc hậu ấy!) nhưng ai biết đâu được đệ tử làm gián điệp cho hiệu trưởng nhằm theo dõi và báo cáo mọi hành vi của sư phụ. Sống ở đây riết rồi sư phụ đâm ra nghi ngờ mọi thứ; cả đôi mắt đen nhánh đang chớp chớp long lanh cái nắng của một ngày đầu tháng tám oi oi, trên bến bắc Vàm cống đinh tai nhức óc vì tiếng động cơ những chiếc xe lôi và xe đò này.
"Muốn là được."
Hắn nhìn vào mắt học trò, thăm dò.
"Dễ dầu gì."
"Sao không?"
"Thầy...thiệt tình!"
Thiệt tình! Thiệt tình sư phụ cũng không biết phải nói làm sao với đệ tử trong buổi chiều hiu hiu gió sông, gió đồng quấn quyện từ những làng thôn rải rác hai bên bờ sông Cửu này. Sư phụ xa nhà đã lâu. Ba bốn năm rồi đâu có dịp về thăm. Thiệt tình! Thiệt tình cái nỗi gì. Tình cũ bay theo những cánh diều thời thơ ấu. Người con gái da thơm có đôi mắt lá răm ở thành phố giờ này đang làm gì nhỉ. Người con gái không muốn theo người tình về cái miền kinh rạch ngổn ngang, trên khắp các ngã đường này. Người con gái ấy bây giờ đang làm gì chứ? Có còn chút nhớ nhung nào dành cho người bạn tình của những năm tháng quấn quýt bên nhau?
"Thày...Kỳ cục thấy mồ!"
Tiếng than của cô học trò lẫn vào tiếng lục huyền cầm da diết, nghe như khúc cuối một câu vọng cổ não nuột. Kỳ cục thấy mồ là sao nhỉ. Hắn thầm hỏi. Ðệ tử ơi. Sư phụ đã cố gắng tránh nhìn vào đôi mắt đong đưa đen nhánh ấy, nhưng bây giờ thì đã muộn mất rồi. Ðệ tử đã đánh thức dậy hết những mê muội ngủ quên trong đáy lòng gã đàn ông hai mươi tám tuổi. Ðệ tử ơi là đệ tử ơi!
"Khanh!"
Con bé tròn xoe mắt nhìn hắn.
"Dạ?"
"Tính về Sài gòn bao lâu?"
"ở hết mấy tháng hè."
"Nhà bà con?"
"Dạ."
Hắn bước dần xuống khỏi bục giảng trong trí tưởng.
"Có quen ai trên thành phố không?"
"Hổng có. Mà sao?" Con bé nhìn hắn dò hỏi.
"Vậy mà cứ tưởng Khanh có bạn trai trên đó."
Hắn lẩm bẩm như cầu kinh.
"Hỏng có đâu." Con bé trấn an. Hắn thích những chữ "hỏng có" của cô học trò quá đỗi. Hổng sao đâu Khanh ơi. Hổng ai biết đâu...Hắn nghĩ ngợi lăng nhăng. Một cặp tình nhân dắt díu nhau đi ngang qua chỗ ngồi của hai người. Người con gái mặc áo bà ba hoa hòe hoa sói, ân cần ríu rít như con chim nhỏ, bẻ một miếng bánh tráng đưa lên miệng người con trai. Tiếng bánh tráng bể dòn rụm nghe vui tai. Người con gái trề đôi môi cười với tình nhân. Ðôi môi làm hắn nhớ những nụ hôn thời còn đi học. Ôi sao bỗng dưng thèm chết một nụ hôn thế này. Hắn thầm than trong trí tưởng. Ðệ tử ơi, chắc sư phụ chết mất.. Ðệ tử ơi; Khanh ơi...Khanh ơi... Hắn nhìn sâu vào đáy mắt cô học trò. Cô chống hai tay lên cằm, nhìn lại hắn không chớp mắt. Hai con mắt long lanh có bóng hắn nghiêng nghiêng trong đó. Cặp lông mày cạo sửa kỹ lưỡng thẳng tắp như hai nét phẩy trên một bức tranh tàu. Con mắt một mí lót nhìn hắn kỹ lưỡng. Sóng mũi hơi nghiêng, khóe miệng mở hé những chiếc răng trắng bóng lấp lánh bên dưới đôi môi hồng tự nhiên. Chiếc áo sơ mi khép hờ một nút áo quên cài (quên thật hay giả vờ.) Màu hồng của vải áo ánh lên đôi má cái sắc mịn màng của làn da tươi mát. Cái cằm thanh thanh tựa trên hai bàn tay có những ngón thon dài đan lấy nhau thấp thoáng bóng một chiếc nhẫn vàng có nhận hột xoàn (giả hay thiệt làm sao sư phụ biết được, mà có biết thì cũng chẳng ăn nhằm gì tới sư phụ.) Hai cánh tay chống trên mặt bàn che hờ khung ngực. Kín bưng. Nhưng sư phụ thấy rất rõ trong tâm linh hai trái ngực săn cứng. Ðệ tử ơi, sư phụ chết mất thôi. Hèn chi trong trường không có một chức sắc nào mà không có cảm tình với đệ tử. Ðệ tử chép nhạc vàng, đệ tử hát nhạc đồi trụy, đệ tử lưu bút ngày xanh bằng thơ tình ướt át như mưa nguồn lũ lụt, vậy mà cả ban giám hiệu trường chẳng ai đề nghị được một hình phạt nào cho xứng đáng. Chỉ khổ cho mấy cô giáo già lỡ thời trong trường, mỗi lần nghe tiếng guốc đệ tử lóc cóc gõ nhịp trên thềm xi măng lở lói, là những cặp lông mày cau lại, những hàm răng nghiến sát nhau, những nắm tay run run đè nghiến mặt bàn giáo viên vô tội. Cái đồ chằng ăn trăn quấn. Thiên hạ nổi cơn ghen với đệ tử chứ có gì lạ đâu. Ðệ tử như dòng suối mát mà không một kẻ lữ hành nào không muốn vục mặt vào mà uống cho đã cơn khát, sau khi đã rong ruổi suốt một đoạn đường dài thăm thẳm. Sư phụ cũng chỉ là một gã bộ hành trong cơn nắng hạn. Năm sáu năm trời nay sư phụ không ôm (dù chỉ ôm thôi) được một người nữ nào trong vòng tay. Nhớ lắm rồi, thèm lắm rồi. Chết mất đệ tử ơi. Khanh ơi là Khanh. Sư phụ chắc phải mời cụ Khổng đi chỗ khác chơi và dẹp ngay ba cái vụ quân sư phụ của thời phong kiến lạc hậu đi càng sớm càng tốt. Khanh ơi, tại sao bé lại không là người tình của anh nhỉ. Hắn gào lên trong trí tưởng. Mình sẽ là một đôi tình nhân lý tưởng của nhân loại.
"Thày!"
Con bé đánh thức hắn.
"Gì Khanh?"
"Thày nhắm chừng người ta sửa xe kịp hôn?"
"Chẳng biết nữa..." Hắn ngập ngừng, buông tia nhìn thăm dò sâu xuống đáy mắt người con gái. "Nhưng chắc là không quá."
Chút lo âu vẩn đục lên trong tia nhìn cô học trò. Hai cánh tay rơi xuống mặt bàn. Những ngón thon quấn quýu hoang mang.
"Rồi...tối nay biết làm sao."
"Thì đành thuê nhà...ngủ chứ sao."
Ðôi môi người con gái trễ xuống.
"Ghê thấy mồ!"
"Có sao đâu. Mình có giấy đi đường đàng hoàng mà."
"Nhưng mà... kỳ cục làm sao đó..."
"Sao kỳ?"
Tia nhìn đứa con gái lăng quăng trên nền đất đen xỉn. Chút ngại ngần, nhẫn nhịn vương trên đôi mắt nàng.
"Như vậy giống bồ bịch, kỳ chớt."
"Thì đã sao. Khanh cũng lớn rồi chứ bộ."
Hắn ném ra trái bóng thăm dò sau khi đã giam Ðức Khổng tử vào một ngăn ở tuốt trong đáy sâu trí tưởng, và khóa lại kỹ càng. Hắn tự hứa sẽ cố gắng không nhớ tới Ðức Khổng tử và ba cái điều người dạy học trò thuở xưa ít nhất là trong ngày hôm nay.
"Nhưng mà... thày trò ai lại đi... thuê phòng ..."
Con bé bỏ lửng câu nói, gợi lên cho hắn không biết bao nhiêu là háo hức, cuồng mê. Hắn lì:
"Bộ thày trò không... yêu nhau được sao?"
"Kỳ thấy mồ!"
Ðôi má con bé từ từ hồng lên. Trong mắt nhìn của hắn, đôi má ấy càng lúc càng đỏ muốn đặm hơn cả màu áo nàng đang mặc. Cái e thẹn của người con gái; chao ơi là mời mọc! Hắn nghe lòng mình hồi hộp, xôn xao như gã thí sinh sắp bước vào phòng thi vấn đáp. Cái phòng thi trần tục có chiếc giường tre ọp ẹp; và một thầy, một trò... Khỉ quá! Hắn tự mắng mình. Tại sao cứ phải nhớ tới cái quan-hệ thầy trò không cần thiết ấy chứ. Một người con trai thương một người con gái, thì mắc mớ gì đến cụ Khổng cụ Mạnh. Nhất định tối nay phải đi thuê phòng ngủ ở bến đò rồi. Cầu trời cho cái đám lau nhau tài xế và lơ xe kia đừng mò ra lý do của cái sự tự nhiên nằm ì ra giữa đường của chiếc xe đò cọc cà cọc cạch. Mà không chừng đó là đòn phép của họ cũng nên. Chỉ cần tuyên bố hư xe. Hành khách nản vì chờ đợi, đón xe khác, là có chỗ đón thêm khách mới ở dọc đường. Hắn nghĩ vậy, chẳng biết có oan cho ai không.
"Thày."
"Gì?"
"Sao tự nhiên thày gọi em bằng tên?"
"Tại...tại.." hắn ngập ngọng như đứa bé bị bắt qủa tang ăn vụng trong bếp. "Thì đã sao?"
"Hổng sao hớt...nhưng..."
"Nhưng gì?"
"Thấy thày hiền khô, hơn những lúc ở trong trường một trời một vực."
Con bé nói một thôi và toét miệng ra cười.
"Bộ trong trường tôi dữ lắm sao?"
"Dạ. Thày nghiêm hơn thày giám thị Râu kẽm nữa."
Ơ, học trò thời nay. Con bé dám đặt biệt danh cho ông giám thị già đáng tuổi ông ngoại nó là "Râu kẽm", thì hắn nghĩa lý gì đối với cái đám chỉ đứng sau quỷ và ma này nhỉ.
"Sao gọi ông ấy là Râu kẽm?"
"Thày hổng thấy ổng có hàm râu cá chốt sao?"
Hắn chỉ biết lắc đầu, lơ đãng cúi nhìn vệt nắng chiều vươn dài đến chân ghế. Vệt nắng phủ sắc vàng nhạt lên đôi bàn chân mang guốc cao của con nhỏ học trò. Cái quai guốc lấp lánh hình những con bướm kim tuyến muôn màu. Sợi gân xanh lờ mờ ẩn dưới lớp da mỏng trắng mướt. Sợi gân xanh gợi lên trong lòng hắn một ham muốn nhẹ nhàng nhưng vô cùng quay quắt.
"Thày hổng bao giờ cười."
"Vậy sao?" Hắn giật mình vì nhận xét của đứa học trò. "Chắc cái mặt tôi dễ ghét lắm."
"Cũng tàm tạm."
Con bé vừa nói vừa rụt chân lại, giấu dưới gầm bàn. Mắt hắn mất đi một điểm nhìn gợi cảm. Người chủ quán nước chợt đến bên hắn, lạnh lẽo hỏi, "Cô cậu dùng chi thêm không?"
Cô học trò hắn lắc đầu vội vã. Còn hắn bừng tỉnh và loay hoay móc túi lấy tiền trả.
Nhét tờ giấy bạc cũ mềm nhão do người chủ quán thối lại vào trong túi áo xong, hắn chậm rãi đứng dậy. Khoác cái ba lô cũ kỹ lên vai. Cô học trò cũng xách cái túi xách đứng dậy theo. Hai người lững thững đi xuống phía bến bắc nhộn nhịp xe cộ. Người hành khất già vẫn ngồi bên vệ đường thở than những lời vọng cổ cứa da xẻ thịt. Nhưng những lời than van không còn khuấy động lòng hắn như lúc trước. Lòng hắn đang bị xâm lăng bởi một lũ lâu la tối ám, từ lâu yên ngủ trong đáy sâu trí nhớ, vừa bị khuấy động cho thức giấc vì những mời mọc của một làn da trắng nõn, của một đường gân xanh chạy dài từ mu bàn chân lên, ẩn dưới lớp vải quần màu xanh thẫm của biển cả mênh mông. Tất cả khởi đi từ một người con gái.
Hai thầy trò rảo bước về phía chiếc xe đò liệt bại đang được tài chính, tài phụ và lơ xe bu quanh loay hoay sửa chữa. Hắn nhìn cái mặt trời tròn vàng rực tóe lửa trên những ngọn dừa đen đúa, vươn trên những mái nhà san sát bên kia sông, thở dài vô nghĩa. Ðêm nay chắc chắn là ngủ đường rồi. Hắn khẽ liếc nhìn cô học trò. Khanh lặng lẽ đi bên cạnh hắn, môi trên mở hé một nụ cười không trọn vẹn. Con mắt đong đưa lúc này đang nhìn vào khoảng không xa vắng nào đó.
Chợt cô đề nghị, "Mình hỏi mấy người sửa xe thử xem nghe thày."
Hắn lặng lẽ gật đầu. Cái túi đeo trĩu nặng trên vai. Hành trang của cả một thời tuổi trẻ ăn nằm với sách vở. Cuối cùng được những gì. Ðã bao lần hắn tự hỏi đam mê đèn sách để làm gì. Một ngày công lao không cho biết đến hương đêm. Lời một bài hát của Phạm Duy, đã bao lần làm hắn suy nghĩ. Hắn đang ở bên cạnh cô học trò đẹp nhất trường; người bị từ hiệu trưởng, hiệu phó, tổng giám thị đến giám thị trồng cây si. Việc gì phải suy nghĩ vẩn vơ. Nếu muốn biết người con gái phản ứng thế nào khi bất ngờ bị ôm hôn thì không gì chính xác cho bằng cứ ôm cô gái mà hôn đại thử xem. Bạn hắn ngày xưa đã "lên lớp" với hắn như thế.
"Chừng nào mới sửa xong vậy, bác tài?"
Người tài xế ngồi vắt vẻo trên mỏm đất cao, phì phèo điếu thuốc rê, sảng khoái thả khói vào khung chiều lộng gió.
"Sớm nhức là chiều mơi."
"Sao vậy?" Hắn hỏi.
"Con heo dầu bị hư. Chờ dìa Sài gòn mua con heo dầu khác để thai."
"Giờ tụi tui làm sao đây?" Một người hành khách ngồi bên vệ đường nôn nóng hỏi.
"Cô bác gáng chờ. Nếu gấp thì nơn đón xe khác dìa thành phố. Tụi tui cũng gáng lắm nhưng đành chịu thua."
Vậy là hắn hiểu. Xe không hư. Người ta cần đón thêm khách dọc đường mới đủ sống. Hắn hiểu nỗi khó khăn của họ. Cũng như hắn, trước kia có bao giờ đến nỗi phải băn khoăn với mấy ký gạo, dăm củ khoai, vài miếng thịt heo bầy nhầy những mỡ?
"Kỳ quá là kỳ!"
Cô học trò cằn nhằn một cách bực bội.
Hắn trấn an, "Thôi Khanh. Biết làm sao khác hơn được."
"Vậy là phải thuê nhà ngủ rồi!" Câu nói vang lên như một lời trách móc tội tình.
"Ðành vậy."
"Mắc cở chớt mồ!"
Hắn lặng thinh, để mặc cho cô học trò cằn nhằn.
"Mấy cái xe như vậy sao hổng dục dô thùng rác cho rồi."
Cái phụng phịu của cô gái làm hắn thích thú. Hắn chọc, "Quăng vào thùng rác rồi đi bộ hả?"
"Thà đi bộ còn hơn phải ngủ đường ngủ chợ."
Ngủ đường ngủ chợ. Cô học trò xài chữ chính xác quá chứ. Ðêm nay hắn ngủ đường, ngủ chợ. Hắn đã nhiều phen phải ngủ đường ngủ chợ rồi. Nhưng chưa bao giờ với một cô gái như thế này. Bỗng dưng tim hắn đập hoang hơn, hai tay hắn run run, hai chân hắn mỏi rời mỏi rã. Hắn bước lên bậc thềm một căn nhà bên đường, trước cửa treo một tấm bảng viết nguyệch ngoạc chữ "Cho mướn ghế bố." Ðêm ở bờ sông, lạnh lẽo thế này; lại thêm cái nạn muỗi mòng vo ve canh thâu chắc không thể chỉ mướn ghế bố không thôi được. Hắn gõ vào cánh cửa khép hờ. Khanh lủi thủi đứng lùi ra phía sau lưng hắn.
Một người đàn bà đẫy đà như trái dưa gang mở rộng cánh cửa, thoáng ngó hắn rồi chăm chú nhìn cô học trò đứng nép sau lưng hắn.
"Chào bà."
"Cô cậu muốn gì?"
Giọng nói của người đàn bà thô nhám, lạnh lùng.
"Tụi tôi muốn thuê...phòng ngủ."
"Hết phòng rồi."
"Vậy sao?" Hắn xớn xác quét tia nhìn ra phía sau lưng người đàn bà. Căn nhà lờ mờ tối nhưng hắn cũng thấy được bốn chiếc ghế gỗ lỏng chỏng xếp quanh một cái bàn có những chân bằng ván gỗ khẳng khiu. Trên tường treo sơ sài một bức tranh lãnh tụ đã cũ. Hắn toan lui bước quay đi, chợt người đàn bà lên giọng:
"Nếu cô cậu chịu nằm đỡ trên sàn nhà qua đêm, tui ăn rẻ hơn..."
"Dạ cũng được." Hắn trả lời vội như sợ cả người chủ nhà lẫn cô học trò của hắn đổi ý.
Người đàn bà mở rộng cánh cửa. Hắn vừa bước một chân vào ngạch cửa, người đàn bà đã chận hắn lại:
"Khoan đã. Phải cô cậu là dzợ chồng không dzậy?"
Hắn còn đang luống cuống thì tiếng cô học trò đã lấp đầy khoảng trống của không gian nhá nhem chập tối.
"Dạ phải."
"Vậy tốt," người đàn bà lách qua một bên nhường chỗ cho Khanh và hắn bước vào. "Nếu không phải vợ chồng, tui hổng dám cho mướn. Năm ngoái cho cặp trai gái lại ngủ trong nhà xui xẻo không biết bao lâu mới qua khỏi."
Khanh ngừng lại xớ rớ nhìn hắn. Cố tìm cách che dấu những bối rối, hắn nhìn xuống nền nhà.
"Thím có chiếu trải dưới đất không?"
"Có chớ, tui cho mượn chiếu, mượn mờn. Chờ chúc đi."
Lúc người chủ nhà đi ra phía sau, hắn nhìn cô học trò bằng một cái nhìn nhẫn nhịn. Cô nhìn lại hắn bằng cái nhìn áy náy, băn khoăn. Không ai nói nổi với ai một lời nào. Hai túi hành lý trĩu nặng trên vai mỗi người. Mệt ơi là mệt. Hắn nghe tiếng cô thở dài.
Tiếng chân người đàn bà lẹt quẹt trên nền nhà xi măng tróc lở. Bà ta ôm một đống những chiếu, chăn, mền, gối. Hắn vội vã đưa tay tay đón lấy đống đồ.
"Nhớ tấn mờn cho kỹ kẻo chuột cống chui dzô mùng."
Hắn thấy đôi mắt Khanh mở lớn kinh hãi, miệng nàng tròn ra như một chữ O đỏ thẫm. Trong bóng tối nhá nhem, hắn thấy rõ những chiếc răng trắng bóng lấp lánh dưới hai cánh môi mịn màng (mà hắn muốn được cắn lên đó vô cùng.)
"Chuột hả thiếm?"
"ừa."
"Trời Phật ơi!" Cô học trò rên rỉ.
"Ðưa giấy đi đường tôi trình phường khóm."
Người đàn bà nói như ra lệnh. Hắn đặt đống mền gối xuống đất, lục túi quần tìm tờ giấy đi đường. Khanh cũng lúng túng làm theo hắn. Ðón lấy hai tờ giấy nhàu nát từ tay hắn và Khanh xong, người đàn bà nói tiếp:
"Cô cậu cho tiền trước."
"Bao nhiêu thím?"
"Năm chục."
Năm chục. Hắn điếng người kín đáo đưa mắt nhìn Khanh. Cô học trò chớp mắt với hắn, nhanh nhảu:
"Em có đây."
"Khỏi... Anh... có tiền lẻ đây rồi."
Hắn run run cố đóng cho trọn vai chính trong vở tuồng cặp vợ chồng mới cưới. Cô Khanh này lơ đãng quá. Vợ chồng có ai lại dành nhau mà trả tiền thế này. Coi chừng chủ nhà nghi ngờ không cho mướn chỗ ngủ thì tiêu tùng. Ðêm tối ở giữa đường giữa chợ thế này...
Người đàn bà nhận tiền, chỉ cho hắn sơ lược cách giăng mùng rồi lầm lũi biến đi vào bóng tối. Hắn phủ lên người con gái một cái nhìn nồng ấm, rồi buông chiếc chiếu trải xuống nền nhà.
Khanh lặng lẽ phụ hắn móc những mối dây vào đầu những cây đinh đóng trên tường ván gỗ. Mùi hôi mốc tỏa ra từ chiếc mùng cũ làm ngưa ngứa hai vách mũi hắn. Tiếng loa phóng thanh từ một góc đường nào đó vọng lại xôn xao một nhịp quân hành quen thuộc. Giăng mùng xong, hắn chui vào trong, căng vách mùng ra bốn phía và xếp hai chiếc gối ngay ngắn lên phía đầu nằm. Lúc gài tấm mền vào vách mùng sát tường, hắn liếc thấy Khanh đứng xớ rớ bên ngoài, thẫn thờ như chiếc bóng đã bị hút đi hết sinh lực và những nét linh động của ban ngày. Mái tóc nàng rũ xuống loà xòa trước mặt.
Hắn hít một hơi dài, cố nói thật tự nhiên với cô học trò, "Khanh đói bụng không?"
"Dạ, hổng đói."
Hắn loay hoay tìm câu để nói cho bớt ngượng ngùng, nhưng những ý nghĩ trong đầu hắn cứ chạy loăng quăng như những con lươn trơn tuồn tuột, khó lòng tóm bắt.
Cô học trò chợt thì thào, "Bộ thày đói bụng hả?"
"Trời ơi," hắn hoảng hốt. "Làm ơn đừng kêu thày nữa. Người ta không cho mướn chỗ bây giờ."
"Vậy chớ kêu gì bây giờ?" Cô học trò vừa nói vừa di di mũi guốc xuống nền nhà như thể đang giết một con ong, con kiến nào đó. Hắn cố suy nghĩ thật nhanh tìm một câu trả lời hợp lý nhưng không được.
Sau cùng hắn nói đại, "Gì cũng được. Chỉ cần đừng kêu thày."
"Thiệt là khổ! Em ghét thày..." Cô chưa nói tròn hết câu thì bóng người đàn bà đã lù lù hiện ra bên khung cửa. Người đàn bà đứng sững lại nhìn Khanh. Hắn điếng người. Giọng người đàn bà xao xác:
"Xong rồi, cô cậu mướn chỗ này tới bảy giờ sáng mơi."
Hắn còn đang bần thần thì Khanh đã ngồi thụp xuống, vén mùng lên, chui ào vào, những sợi tóc quất ngang mặt hắn. Hương của tóc làm lòng hắn lâng lâng. "Dạ, cám ơn thiếm," giọng nàng mềm và ngọt. "Anh à, mình ra bến bắc ăn cháo gà nhe."
"ừ, anh cũng đói quá à."
"Sáng mơi nhớ nhắc tui đưa lại mấy tờ giấy đi đường."
"Dạ."
Cả hai cùng trả lời một lúc. Chờ người đàn bà đi khuất phía sau cửa, Khanh thì thào vào tai hắn, " ở đây muỗi quá trời quá đất, thày à."
"ừ, nhưng bỏ chữ thày đi dùm."
"Kỳ thấy mồ."
"Ði chưa thầy."
Con nhỏ học trò thúc cùi chỏ vào cạnh sườn hắn, nhắc nhở, làm hắn bừng tỉnh.
"Ông già ca hay quá."
"Bài Xuân này con không về đó, thày biết hôn?"
Con bé cố không đọc tên bản nhạc thành "Xuân này con hỏng dìa," làm hắn buồn cười.
"Biết chớ."
Con bé xoay qua nhìn hắn.
"Thày thích bài đó hôn?"
"Sao không?"
"Mai mốt rảnh, em ca cho thày nghe."
Hắn hít một hơi dài, cố nén những nhịp hân hoan của trái tim.
"Cô cũng biết ca nữa sao?"
"Sao hỏng biết. Ði chưa thày?"
Con nhỏ học trò khẽ chạm những ngón tay vào tay hắn. Một chút thôi, rồi rút ngay về. Con nhỏ này lộn xộn. Hắn nghĩ. Coi chừng nghe cô. Nguyên tắc đạo lý Quân-Sư-Phụ thời nào cũng đúng hết ráo.
"Mắc mớ gì thày buồn thiu vậy?"
Con nhỏ hỏi bất ngờ, làm hắn không tìm đâu ra ngay được câu trả lời.
"Bộ nhớ nhà hả?"
"ừ." Hắn trả lời đại cho qua. Ðúng ra, hắn nhớ nhà thật, nhưng đó chỉ là một trong muôn ngàn lý do đã làm nét mặt hắn lúc nào cũng buồn buồn như bầu trời những ngày giông bão, tìm mờ mắt cũng không ra một chút nắng hân hoan.
Hát xong những lời cuối cùng của bài hát, người hành khất già cúi đầu nhìn xuống nền đất đen xỉn. Ông ta thấy gì trong những thớ đất màu tối ám ấy nhỉ, hắn tự hỏi. Mà ông ta có nhìn thấy không đã chứ. Ðôi mắt ấy; đôi mắt kéo những đám mây mù, ám tối. Có gì trong cõi nhìn của người đàn ông già nua không nhà không cửa ấy. Những nấm mồ vô vọng. Cánh cửa mở vào cõi sống khác. Sự chết. Thần linh. Những xác thân rữa mục. Mảnh xương khô. Trước mắt hắn, những mảnh xương khô trên thân thể người hành khất còn chan hòa sự sống.
"Ông già đó mù phải hôn thày?"
"Chắc vậy."
"Em thấy ổng quờ quạng trên cần đờn.."
Những ngón tay người đàn ông mò mẫm trên cần đàn, vặn lại những chốt dây bị dãn ra sau khi đã rung lên một cách tận tình những tiếng kêu than não nuột.
Một đứa bé gỡ tay mẹ, chạy lại thả vào chiếc lon sữa bò rỉ sét đặt bên cạnh cái đầu gối khẳng khiu của người hành khất những đồng xu cũ. Tiếng kim loại chạm vào nhau nghe lao xao như khuấy động chút niềm vui mỏng manh trong không gian xao xác tiếng cười nói của người đi đường và tiếng xe cộ rầm rĩ chung quanh. Người hành khất cúi đầu thật thấp biểu tỏ sự biết ơn đối với kẻ đã có chút lòng nhân, rộng tay bố thí.
"Thày có cho ông già tiền hôn?"
"Thấy kỳ kỳ làm sao đó."
"Thày nói sao?"
"Khi bỏ những đồng xu vào chiếc lon người hành khất, thấy áy náy lạ lùng."
"???"
"Có cảm tưởng mình vừa xúc phạm đến một con người nghệ sĩ."
"Thày lãng mạn thấy mồ!"
Con nhỏ bắt đầu làm xao động lòng hắn. Hắn liếc nhìn khóe môi cong cong của đứa học trò.
"Cô mới là lãng mạn."
"Xí!"
"Cô nghịch ngợm phá phách bị lên trình diện hết giám thị tới tổng giám thị, rồi tới cả hiệu trưởng nữa mà cuối cùng cũng chẳng bị phạt gì hết ráo, làm các giáo viên khác hết dám phạt cô luôn."
"Thày nói vậy là oan cho em rồi đó."
"Chứ không đúng sao?"
"Hổng đúng."
Hắn ngước mặt nhìn bầu trời của buổi chiều tà xanh ngăn ngắt trên cao, vướng vít những sợi mây trắng nõn. Gió dưới sông thổi lên phủ vào mặt hắn cái mùi rơm rạ, bùn ướt pha lẫn với mùi thịt nướng thơm nồng khứu giác từ cửa tiệm ăn uống bên lề đường. Hắn lục lọi trí nhớ để tìm một dẫn chứng cho những lời buộc tội đong đưa.
Mãi, hắn mới nhớ ra.
"Cô nhớ vụ tập nhạc Phạm Duy không?"
"Dạ, nhớ chớ."
"Lần đó cô có bị phạt gì đâu."
"Sao hổng bị, em mất tiêu tập nhạc kỷ niệm của đứa bạn tặng."
Tập nhạc ấy hắn còn nhớ. Dạo ấy, đang có phong trào xóa bỏ văn hóa đồi trụy. Con bé học trò của hắn lại đem ngay tập nhạc "Ngày đó chúng mình yêu nhau" vào lớp học mà chép cho một đứa bạn khác. "Ðể xử lý, tôi phải tịch thu tập nhạc đồi trụy này và báo cáo em lên chi đoàn; lên giám thị trường." Cô học trò của hắn lúc ấy hai mắt đỏ hoe. Không một giọt nước mắt nào ứa ra được trên khóe mắt lạnh khô, nhưng cái nhìn căm hận thì như mũi kim nhọn găm trên phiến trí nhớ hắn; gã thày giáo làng nửa thằng nửa ông ngu ngơ tội nghiệp.
Cái liếc mắt của cô học trò sắc như phiến gió lạnh lẽo cắt da xẻ thịt. Vẫn đôi mắt ấy; đôi mắt rủ rê hắn đi hoang.
"Thày...thiệt tình!"
Nghĩa là sao nhỉ. Hắn không hiểu đứa học trò muốn nói lên điều gì trong cái liếc sắc cạnh và câu nói ỡm ờ buông thả ấy.
"Cuốn nhạc của em đâu rồi?"
Con bé chợt hỏi. Hắn bối rối cuống cuồng. Loay hoay như đứa bé không thuộc bài một hồi, với những ngón tay bấu thành ly lạnh ngắt trên mặt bàn gỗ thô nhám màu đen xỉn, hắn mới tìm ra được một câu nói dối.
"Ðốt rồi."
"Thày...Thiệt tình!"
Tiếng thở dài của đứa con gái mới lớn nghe dài và man mác một nỗi niềm không thể đặt tên.
Sư phụ nói dóc đấy, đệ tử ơi. Thực ra sư phụ còn giữ kỹ, sư phụ vùi tập nhạc tình ấy tận đáy cái túi hành lý với vài ba bộ đồ cũ kỹ có những màu sắc không thể gọi tên được nữa và mấy cuốn sách học cũ, lẫn lộn với những tờ giáo án luộm thà luộm thuộm. Sư phụ lòng nào có thể phần thư khanh nho như cái người bạo chúa họ Tần ngày trước.
"Tập nhạc ấy em thích nhất."
Giọng trách móc của cô học trò mềm và ngọt.
Sư phụ cũng thích tập nhạc ấy thấy mồ. Nhưng làm sao được. Cả lớp đều thấy đệ tử chép nhạc đồi trụy trong lớp học. Sư phụ đâu có thể giả câm giả điếc để mang họa cho cả thày lẫn trò. Hãy hiểu dùm ta, đệ tử ơi. Hắn nghĩ nhưng không nói ra ý nghĩ ấy mà chỉ nhìn con bé học trò đang ngồi trước mặt hắn, phía sau ly nước mía đã gần cạn, còn đóng đầy những bã trắng nhờ nhờ trên thành ly.
"Em nhớ bài Nghìn trùng xa cách quá."
Sư phụ cũng vậy, đệ tử ơi. Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi, đường dài hạnh phúc, cầu chúc cho người. Sư phụ đã từng ăn ngủ với những lời nguyền da diết ấy năm xưa, khi phải tiễn đưa một người con gái.
"Sao thày hổng nói gì hết trơn vậy?"
"Tại cô không nghe thấy chứ bộ."
"Thày... Kỳ cục thấy mồ!"
Tiếng đàn guitar biến chế thành lục huyền cầm của người hành khất lại vọng đến, xoắn lấy không gian của hai người. Ðiệp ơi, mai anh lên chốn thành đô nhà xe rực rỡ, xin anh đừng quên.. Hắn lặng người đi vì cảm xúc. Chao ơi, tiếng lục huyền cầm và những câu vọng cổ. Âm thanh xoắn lấy lòng hắn như những đường xoắn ốc trên mũi chiếc đinh vít nhọn. Xoắn sâu, gài chắc vào từng thớ mềm của lá gan, vào những sợi cơ trơn dai nhanh nhách của ruột non ruột già hắn. Xót xa chi lạ lùng.
"Thày bắc kỳ mà mê vọng cổ."
Cô học trò châm chọc hắn.
"Thì sao?"
"Quê một cục." Ðứa con gái nói, với một nụ cười.
"Tôi yêu âm nhạc của cả ba miền."
"Vậy là thày yêu nước, yêu đồng bào... Sao hổng được làm giáo viên tiên tiến vậy?"
"Ai biết đâu."
Hắn trả lời vu vơ. Và tiếp tục để hồn chìm theo tiếng lục huyền cầm và những lời trách móc của cô Lan gửi cho anh chàng Ðiệp bạc tình. Bất giác, hắn cảm thấy như những lời trách móc ấy gửi đến cho hắn từ một người con gái nào đó, sống ở đâu đó, trong một gia đình nào đó, làm một cái nghề gì đó...bị hắn phụ rẫy.
"Mai mốt thày sẽ phải bồi thường cho em."
"Cái gì?" Hắn chợt bừng tỉnh.
"Tập nhạc."
"Không sao."
"Dễ gì thầy còn kiếm được tập nhạc đó."
Không biết con nhỏ có gài bẫy hắn không, vì trong mắt nhìn của nó, hắn không đọc nổi những gửi gấm âm thầm không tên gọi. Ðệ tử ơi, đệ tử ra vào phòng tổng giám thị như cơm bữa. Cả trường ai cũng biết đệ tử làm biếng học, đệ tử chỉ ham chép thơ T.T.Kh., ham chép nhạc Phạm Duy, (những thứ lạc hậu ấy!) nhưng ai biết đâu được đệ tử làm gián điệp cho hiệu trưởng nhằm theo dõi và báo cáo mọi hành vi của sư phụ. Sống ở đây riết rồi sư phụ đâm ra nghi ngờ mọi thứ; cả đôi mắt đen nhánh đang chớp chớp long lanh cái nắng của một ngày đầu tháng tám oi oi, trên bến bắc Vàm cống đinh tai nhức óc vì tiếng động cơ những chiếc xe lôi và xe đò này.
"Muốn là được."
Hắn nhìn vào mắt học trò, thăm dò.
"Dễ dầu gì."
"Sao không?"
"Thầy...thiệt tình!"
Thiệt tình! Thiệt tình sư phụ cũng không biết phải nói làm sao với đệ tử trong buổi chiều hiu hiu gió sông, gió đồng quấn quyện từ những làng thôn rải rác hai bên bờ sông Cửu này. Sư phụ xa nhà đã lâu. Ba bốn năm rồi đâu có dịp về thăm. Thiệt tình! Thiệt tình cái nỗi gì. Tình cũ bay theo những cánh diều thời thơ ấu. Người con gái da thơm có đôi mắt lá răm ở thành phố giờ này đang làm gì nhỉ. Người con gái không muốn theo người tình về cái miền kinh rạch ngổn ngang, trên khắp các ngã đường này. Người con gái ấy bây giờ đang làm gì chứ? Có còn chút nhớ nhung nào dành cho người bạn tình của những năm tháng quấn quýt bên nhau?
"Thày...Kỳ cục thấy mồ!"
Tiếng than của cô học trò lẫn vào tiếng lục huyền cầm da diết, nghe như khúc cuối một câu vọng cổ não nuột. Kỳ cục thấy mồ là sao nhỉ. Hắn thầm hỏi. Ðệ tử ơi. Sư phụ đã cố gắng tránh nhìn vào đôi mắt đong đưa đen nhánh ấy, nhưng bây giờ thì đã muộn mất rồi. Ðệ tử đã đánh thức dậy hết những mê muội ngủ quên trong đáy lòng gã đàn ông hai mươi tám tuổi. Ðệ tử ơi là đệ tử ơi!
"Khanh!"
Con bé tròn xoe mắt nhìn hắn.
"Dạ?"
"Tính về Sài gòn bao lâu?"
"ở hết mấy tháng hè."
"Nhà bà con?"
"Dạ."
Hắn bước dần xuống khỏi bục giảng trong trí tưởng.
"Có quen ai trên thành phố không?"
"Hổng có. Mà sao?" Con bé nhìn hắn dò hỏi.
"Vậy mà cứ tưởng Khanh có bạn trai trên đó."
Hắn lẩm bẩm như cầu kinh.
"Hỏng có đâu." Con bé trấn an. Hắn thích những chữ "hỏng có" của cô học trò quá đỗi. Hổng sao đâu Khanh ơi. Hổng ai biết đâu...Hắn nghĩ ngợi lăng nhăng. Một cặp tình nhân dắt díu nhau đi ngang qua chỗ ngồi của hai người. Người con gái mặc áo bà ba hoa hòe hoa sói, ân cần ríu rít như con chim nhỏ, bẻ một miếng bánh tráng đưa lên miệng người con trai. Tiếng bánh tráng bể dòn rụm nghe vui tai. Người con gái trề đôi môi cười với tình nhân. Ðôi môi làm hắn nhớ những nụ hôn thời còn đi học. Ôi sao bỗng dưng thèm chết một nụ hôn thế này. Hắn thầm than trong trí tưởng. Ðệ tử ơi, chắc sư phụ chết mất.. Ðệ tử ơi; Khanh ơi...Khanh ơi... Hắn nhìn sâu vào đáy mắt cô học trò. Cô chống hai tay lên cằm, nhìn lại hắn không chớp mắt. Hai con mắt long lanh có bóng hắn nghiêng nghiêng trong đó. Cặp lông mày cạo sửa kỹ lưỡng thẳng tắp như hai nét phẩy trên một bức tranh tàu. Con mắt một mí lót nhìn hắn kỹ lưỡng. Sóng mũi hơi nghiêng, khóe miệng mở hé những chiếc răng trắng bóng lấp lánh bên dưới đôi môi hồng tự nhiên. Chiếc áo sơ mi khép hờ một nút áo quên cài (quên thật hay giả vờ.) Màu hồng của vải áo ánh lên đôi má cái sắc mịn màng của làn da tươi mát. Cái cằm thanh thanh tựa trên hai bàn tay có những ngón thon dài đan lấy nhau thấp thoáng bóng một chiếc nhẫn vàng có nhận hột xoàn (giả hay thiệt làm sao sư phụ biết được, mà có biết thì cũng chẳng ăn nhằm gì tới sư phụ.) Hai cánh tay chống trên mặt bàn che hờ khung ngực. Kín bưng. Nhưng sư phụ thấy rất rõ trong tâm linh hai trái ngực săn cứng. Ðệ tử ơi, sư phụ chết mất thôi. Hèn chi trong trường không có một chức sắc nào mà không có cảm tình với đệ tử. Ðệ tử chép nhạc vàng, đệ tử hát nhạc đồi trụy, đệ tử lưu bút ngày xanh bằng thơ tình ướt át như mưa nguồn lũ lụt, vậy mà cả ban giám hiệu trường chẳng ai đề nghị được một hình phạt nào cho xứng đáng. Chỉ khổ cho mấy cô giáo già lỡ thời trong trường, mỗi lần nghe tiếng guốc đệ tử lóc cóc gõ nhịp trên thềm xi măng lở lói, là những cặp lông mày cau lại, những hàm răng nghiến sát nhau, những nắm tay run run đè nghiến mặt bàn giáo viên vô tội. Cái đồ chằng ăn trăn quấn. Thiên hạ nổi cơn ghen với đệ tử chứ có gì lạ đâu. Ðệ tử như dòng suối mát mà không một kẻ lữ hành nào không muốn vục mặt vào mà uống cho đã cơn khát, sau khi đã rong ruổi suốt một đoạn đường dài thăm thẳm. Sư phụ cũng chỉ là một gã bộ hành trong cơn nắng hạn. Năm sáu năm trời nay sư phụ không ôm (dù chỉ ôm thôi) được một người nữ nào trong vòng tay. Nhớ lắm rồi, thèm lắm rồi. Chết mất đệ tử ơi. Khanh ơi là Khanh. Sư phụ chắc phải mời cụ Khổng đi chỗ khác chơi và dẹp ngay ba cái vụ quân sư phụ của thời phong kiến lạc hậu đi càng sớm càng tốt. Khanh ơi, tại sao bé lại không là người tình của anh nhỉ. Hắn gào lên trong trí tưởng. Mình sẽ là một đôi tình nhân lý tưởng của nhân loại.
"Thày!"
Con bé đánh thức hắn.
"Gì Khanh?"
"Thày nhắm chừng người ta sửa xe kịp hôn?"
"Chẳng biết nữa..." Hắn ngập ngừng, buông tia nhìn thăm dò sâu xuống đáy mắt người con gái. "Nhưng chắc là không quá."
Chút lo âu vẩn đục lên trong tia nhìn cô học trò. Hai cánh tay rơi xuống mặt bàn. Những ngón thon quấn quýu hoang mang.
"Rồi...tối nay biết làm sao."
"Thì đành thuê nhà...ngủ chứ sao."
Ðôi môi người con gái trễ xuống.
"Ghê thấy mồ!"
"Có sao đâu. Mình có giấy đi đường đàng hoàng mà."
"Nhưng mà... kỳ cục làm sao đó..."
"Sao kỳ?"
Tia nhìn đứa con gái lăng quăng trên nền đất đen xỉn. Chút ngại ngần, nhẫn nhịn vương trên đôi mắt nàng.
"Như vậy giống bồ bịch, kỳ chớt."
"Thì đã sao. Khanh cũng lớn rồi chứ bộ."
Hắn ném ra trái bóng thăm dò sau khi đã giam Ðức Khổng tử vào một ngăn ở tuốt trong đáy sâu trí tưởng, và khóa lại kỹ càng. Hắn tự hứa sẽ cố gắng không nhớ tới Ðức Khổng tử và ba cái điều người dạy học trò thuở xưa ít nhất là trong ngày hôm nay.
"Nhưng mà... thày trò ai lại đi... thuê phòng ..."
Con bé bỏ lửng câu nói, gợi lên cho hắn không biết bao nhiêu là háo hức, cuồng mê. Hắn lì:
"Bộ thày trò không... yêu nhau được sao?"
"Kỳ thấy mồ!"
Ðôi má con bé từ từ hồng lên. Trong mắt nhìn của hắn, đôi má ấy càng lúc càng đỏ muốn đặm hơn cả màu áo nàng đang mặc. Cái e thẹn của người con gái; chao ơi là mời mọc! Hắn nghe lòng mình hồi hộp, xôn xao như gã thí sinh sắp bước vào phòng thi vấn đáp. Cái phòng thi trần tục có chiếc giường tre ọp ẹp; và một thầy, một trò... Khỉ quá! Hắn tự mắng mình. Tại sao cứ phải nhớ tới cái quan-hệ thầy trò không cần thiết ấy chứ. Một người con trai thương một người con gái, thì mắc mớ gì đến cụ Khổng cụ Mạnh. Nhất định tối nay phải đi thuê phòng ngủ ở bến đò rồi. Cầu trời cho cái đám lau nhau tài xế và lơ xe kia đừng mò ra lý do của cái sự tự nhiên nằm ì ra giữa đường của chiếc xe đò cọc cà cọc cạch. Mà không chừng đó là đòn phép của họ cũng nên. Chỉ cần tuyên bố hư xe. Hành khách nản vì chờ đợi, đón xe khác, là có chỗ đón thêm khách mới ở dọc đường. Hắn nghĩ vậy, chẳng biết có oan cho ai không.
"Thày."
"Gì?"
"Sao tự nhiên thày gọi em bằng tên?"
"Tại...tại.." hắn ngập ngọng như đứa bé bị bắt qủa tang ăn vụng trong bếp. "Thì đã sao?"
"Hổng sao hớt...nhưng..."
"Nhưng gì?"
"Thấy thày hiền khô, hơn những lúc ở trong trường một trời một vực."
Con bé nói một thôi và toét miệng ra cười.
"Bộ trong trường tôi dữ lắm sao?"
"Dạ. Thày nghiêm hơn thày giám thị Râu kẽm nữa."
Ơ, học trò thời nay. Con bé dám đặt biệt danh cho ông giám thị già đáng tuổi ông ngoại nó là "Râu kẽm", thì hắn nghĩa lý gì đối với cái đám chỉ đứng sau quỷ và ma này nhỉ.
"Sao gọi ông ấy là Râu kẽm?"
"Thày hổng thấy ổng có hàm râu cá chốt sao?"
Hắn chỉ biết lắc đầu, lơ đãng cúi nhìn vệt nắng chiều vươn dài đến chân ghế. Vệt nắng phủ sắc vàng nhạt lên đôi bàn chân mang guốc cao của con nhỏ học trò. Cái quai guốc lấp lánh hình những con bướm kim tuyến muôn màu. Sợi gân xanh lờ mờ ẩn dưới lớp da mỏng trắng mướt. Sợi gân xanh gợi lên trong lòng hắn một ham muốn nhẹ nhàng nhưng vô cùng quay quắt.
"Thày hổng bao giờ cười."
"Vậy sao?" Hắn giật mình vì nhận xét của đứa học trò. "Chắc cái mặt tôi dễ ghét lắm."
"Cũng tàm tạm."
Con bé vừa nói vừa rụt chân lại, giấu dưới gầm bàn. Mắt hắn mất đi một điểm nhìn gợi cảm. Người chủ quán nước chợt đến bên hắn, lạnh lẽo hỏi, "Cô cậu dùng chi thêm không?"
Cô học trò hắn lắc đầu vội vã. Còn hắn bừng tỉnh và loay hoay móc túi lấy tiền trả.
Nhét tờ giấy bạc cũ mềm nhão do người chủ quán thối lại vào trong túi áo xong, hắn chậm rãi đứng dậy. Khoác cái ba lô cũ kỹ lên vai. Cô học trò cũng xách cái túi xách đứng dậy theo. Hai người lững thững đi xuống phía bến bắc nhộn nhịp xe cộ. Người hành khất già vẫn ngồi bên vệ đường thở than những lời vọng cổ cứa da xẻ thịt. Nhưng những lời than van không còn khuấy động lòng hắn như lúc trước. Lòng hắn đang bị xâm lăng bởi một lũ lâu la tối ám, từ lâu yên ngủ trong đáy sâu trí nhớ, vừa bị khuấy động cho thức giấc vì những mời mọc của một làn da trắng nõn, của một đường gân xanh chạy dài từ mu bàn chân lên, ẩn dưới lớp vải quần màu xanh thẫm của biển cả mênh mông. Tất cả khởi đi từ một người con gái.
Hai thầy trò rảo bước về phía chiếc xe đò liệt bại đang được tài chính, tài phụ và lơ xe bu quanh loay hoay sửa chữa. Hắn nhìn cái mặt trời tròn vàng rực tóe lửa trên những ngọn dừa đen đúa, vươn trên những mái nhà san sát bên kia sông, thở dài vô nghĩa. Ðêm nay chắc chắn là ngủ đường rồi. Hắn khẽ liếc nhìn cô học trò. Khanh lặng lẽ đi bên cạnh hắn, môi trên mở hé một nụ cười không trọn vẹn. Con mắt đong đưa lúc này đang nhìn vào khoảng không xa vắng nào đó.
Chợt cô đề nghị, "Mình hỏi mấy người sửa xe thử xem nghe thày."
Hắn lặng lẽ gật đầu. Cái túi đeo trĩu nặng trên vai. Hành trang của cả một thời tuổi trẻ ăn nằm với sách vở. Cuối cùng được những gì. Ðã bao lần hắn tự hỏi đam mê đèn sách để làm gì. Một ngày công lao không cho biết đến hương đêm. Lời một bài hát của Phạm Duy, đã bao lần làm hắn suy nghĩ. Hắn đang ở bên cạnh cô học trò đẹp nhất trường; người bị từ hiệu trưởng, hiệu phó, tổng giám thị đến giám thị trồng cây si. Việc gì phải suy nghĩ vẩn vơ. Nếu muốn biết người con gái phản ứng thế nào khi bất ngờ bị ôm hôn thì không gì chính xác cho bằng cứ ôm cô gái mà hôn đại thử xem. Bạn hắn ngày xưa đã "lên lớp" với hắn như thế.
"Chừng nào mới sửa xong vậy, bác tài?"
Người tài xế ngồi vắt vẻo trên mỏm đất cao, phì phèo điếu thuốc rê, sảng khoái thả khói vào khung chiều lộng gió.
"Sớm nhức là chiều mơi."
"Sao vậy?" Hắn hỏi.
"Con heo dầu bị hư. Chờ dìa Sài gòn mua con heo dầu khác để thai."
"Giờ tụi tui làm sao đây?" Một người hành khách ngồi bên vệ đường nôn nóng hỏi.
"Cô bác gáng chờ. Nếu gấp thì nơn đón xe khác dìa thành phố. Tụi tui cũng gáng lắm nhưng đành chịu thua."
Vậy là hắn hiểu. Xe không hư. Người ta cần đón thêm khách dọc đường mới đủ sống. Hắn hiểu nỗi khó khăn của họ. Cũng như hắn, trước kia có bao giờ đến nỗi phải băn khoăn với mấy ký gạo, dăm củ khoai, vài miếng thịt heo bầy nhầy những mỡ?
"Kỳ quá là kỳ!"
Cô học trò cằn nhằn một cách bực bội.
Hắn trấn an, "Thôi Khanh. Biết làm sao khác hơn được."
"Vậy là phải thuê nhà ngủ rồi!" Câu nói vang lên như một lời trách móc tội tình.
"Ðành vậy."
"Mắc cở chớt mồ!"
Hắn lặng thinh, để mặc cho cô học trò cằn nhằn.
"Mấy cái xe như vậy sao hổng dục dô thùng rác cho rồi."
Cái phụng phịu của cô gái làm hắn thích thú. Hắn chọc, "Quăng vào thùng rác rồi đi bộ hả?"
"Thà đi bộ còn hơn phải ngủ đường ngủ chợ."
Ngủ đường ngủ chợ. Cô học trò xài chữ chính xác quá chứ. Ðêm nay hắn ngủ đường, ngủ chợ. Hắn đã nhiều phen phải ngủ đường ngủ chợ rồi. Nhưng chưa bao giờ với một cô gái như thế này. Bỗng dưng tim hắn đập hoang hơn, hai tay hắn run run, hai chân hắn mỏi rời mỏi rã. Hắn bước lên bậc thềm một căn nhà bên đường, trước cửa treo một tấm bảng viết nguyệch ngoạc chữ "Cho mướn ghế bố." Ðêm ở bờ sông, lạnh lẽo thế này; lại thêm cái nạn muỗi mòng vo ve canh thâu chắc không thể chỉ mướn ghế bố không thôi được. Hắn gõ vào cánh cửa khép hờ. Khanh lủi thủi đứng lùi ra phía sau lưng hắn.
Một người đàn bà đẫy đà như trái dưa gang mở rộng cánh cửa, thoáng ngó hắn rồi chăm chú nhìn cô học trò đứng nép sau lưng hắn.
"Chào bà."
"Cô cậu muốn gì?"
Giọng nói của người đàn bà thô nhám, lạnh lùng.
"Tụi tôi muốn thuê...phòng ngủ."
"Hết phòng rồi."
"Vậy sao?" Hắn xớn xác quét tia nhìn ra phía sau lưng người đàn bà. Căn nhà lờ mờ tối nhưng hắn cũng thấy được bốn chiếc ghế gỗ lỏng chỏng xếp quanh một cái bàn có những chân bằng ván gỗ khẳng khiu. Trên tường treo sơ sài một bức tranh lãnh tụ đã cũ. Hắn toan lui bước quay đi, chợt người đàn bà lên giọng:
"Nếu cô cậu chịu nằm đỡ trên sàn nhà qua đêm, tui ăn rẻ hơn..."
"Dạ cũng được." Hắn trả lời vội như sợ cả người chủ nhà lẫn cô học trò của hắn đổi ý.
Người đàn bà mở rộng cánh cửa. Hắn vừa bước một chân vào ngạch cửa, người đàn bà đã chận hắn lại:
"Khoan đã. Phải cô cậu là dzợ chồng không dzậy?"
Hắn còn đang luống cuống thì tiếng cô học trò đã lấp đầy khoảng trống của không gian nhá nhem chập tối.
"Dạ phải."
"Vậy tốt," người đàn bà lách qua một bên nhường chỗ cho Khanh và hắn bước vào. "Nếu không phải vợ chồng, tui hổng dám cho mướn. Năm ngoái cho cặp trai gái lại ngủ trong nhà xui xẻo không biết bao lâu mới qua khỏi."
Khanh ngừng lại xớ rớ nhìn hắn. Cố tìm cách che dấu những bối rối, hắn nhìn xuống nền nhà.
"Thím có chiếu trải dưới đất không?"
"Có chớ, tui cho mượn chiếu, mượn mờn. Chờ chúc đi."
Lúc người chủ nhà đi ra phía sau, hắn nhìn cô học trò bằng một cái nhìn nhẫn nhịn. Cô nhìn lại hắn bằng cái nhìn áy náy, băn khoăn. Không ai nói nổi với ai một lời nào. Hai túi hành lý trĩu nặng trên vai mỗi người. Mệt ơi là mệt. Hắn nghe tiếng cô thở dài.
Tiếng chân người đàn bà lẹt quẹt trên nền nhà xi măng tróc lở. Bà ta ôm một đống những chiếu, chăn, mền, gối. Hắn vội vã đưa tay tay đón lấy đống đồ.
"Nhớ tấn mờn cho kỹ kẻo chuột cống chui dzô mùng."
Hắn thấy đôi mắt Khanh mở lớn kinh hãi, miệng nàng tròn ra như một chữ O đỏ thẫm. Trong bóng tối nhá nhem, hắn thấy rõ những chiếc răng trắng bóng lấp lánh dưới hai cánh môi mịn màng (mà hắn muốn được cắn lên đó vô cùng.)
"Chuột hả thiếm?"
"ừa."
"Trời Phật ơi!" Cô học trò rên rỉ.
"Ðưa giấy đi đường tôi trình phường khóm."
Người đàn bà nói như ra lệnh. Hắn đặt đống mền gối xuống đất, lục túi quần tìm tờ giấy đi đường. Khanh cũng lúng túng làm theo hắn. Ðón lấy hai tờ giấy nhàu nát từ tay hắn và Khanh xong, người đàn bà nói tiếp:
"Cô cậu cho tiền trước."
"Bao nhiêu thím?"
"Năm chục."
Năm chục. Hắn điếng người kín đáo đưa mắt nhìn Khanh. Cô học trò chớp mắt với hắn, nhanh nhảu:
"Em có đây."
"Khỏi... Anh... có tiền lẻ đây rồi."
Hắn run run cố đóng cho trọn vai chính trong vở tuồng cặp vợ chồng mới cưới. Cô Khanh này lơ đãng quá. Vợ chồng có ai lại dành nhau mà trả tiền thế này. Coi chừng chủ nhà nghi ngờ không cho mướn chỗ ngủ thì tiêu tùng. Ðêm tối ở giữa đường giữa chợ thế này...
Người đàn bà nhận tiền, chỉ cho hắn sơ lược cách giăng mùng rồi lầm lũi biến đi vào bóng tối. Hắn phủ lên người con gái một cái nhìn nồng ấm, rồi buông chiếc chiếu trải xuống nền nhà.
Khanh lặng lẽ phụ hắn móc những mối dây vào đầu những cây đinh đóng trên tường ván gỗ. Mùi hôi mốc tỏa ra từ chiếc mùng cũ làm ngưa ngứa hai vách mũi hắn. Tiếng loa phóng thanh từ một góc đường nào đó vọng lại xôn xao một nhịp quân hành quen thuộc. Giăng mùng xong, hắn chui vào trong, căng vách mùng ra bốn phía và xếp hai chiếc gối ngay ngắn lên phía đầu nằm. Lúc gài tấm mền vào vách mùng sát tường, hắn liếc thấy Khanh đứng xớ rớ bên ngoài, thẫn thờ như chiếc bóng đã bị hút đi hết sinh lực và những nét linh động của ban ngày. Mái tóc nàng rũ xuống loà xòa trước mặt.
Hắn hít một hơi dài, cố nói thật tự nhiên với cô học trò, "Khanh đói bụng không?"
"Dạ, hổng đói."
Hắn loay hoay tìm câu để nói cho bớt ngượng ngùng, nhưng những ý nghĩ trong đầu hắn cứ chạy loăng quăng như những con lươn trơn tuồn tuột, khó lòng tóm bắt.
Cô học trò chợt thì thào, "Bộ thày đói bụng hả?"
"Trời ơi," hắn hoảng hốt. "Làm ơn đừng kêu thày nữa. Người ta không cho mướn chỗ bây giờ."
"Vậy chớ kêu gì bây giờ?" Cô học trò vừa nói vừa di di mũi guốc xuống nền nhà như thể đang giết một con ong, con kiến nào đó. Hắn cố suy nghĩ thật nhanh tìm một câu trả lời hợp lý nhưng không được.
Sau cùng hắn nói đại, "Gì cũng được. Chỉ cần đừng kêu thày."
"Thiệt là khổ! Em ghét thày..." Cô chưa nói tròn hết câu thì bóng người đàn bà đã lù lù hiện ra bên khung cửa. Người đàn bà đứng sững lại nhìn Khanh. Hắn điếng người. Giọng người đàn bà xao xác:
"Xong rồi, cô cậu mướn chỗ này tới bảy giờ sáng mơi."
Hắn còn đang bần thần thì Khanh đã ngồi thụp xuống, vén mùng lên, chui ào vào, những sợi tóc quất ngang mặt hắn. Hương của tóc làm lòng hắn lâng lâng. "Dạ, cám ơn thiếm," giọng nàng mềm và ngọt. "Anh à, mình ra bến bắc ăn cháo gà nhe."
"ừ, anh cũng đói quá à."
"Sáng mơi nhớ nhắc tui đưa lại mấy tờ giấy đi đường."
"Dạ."
Cả hai cùng trả lời một lúc. Chờ người đàn bà đi khuất phía sau cửa, Khanh thì thào vào tai hắn, " ở đây muỗi quá trời quá đất, thày à."
"ừ, nhưng bỏ chữ thày đi dùm."
"Kỳ thấy mồ."
Khép cánh cửa gỗ lại phía sau xong, hai người dắt díu nhau đi ra phía bờ sông. Ðêm như dâng lên từ những cụm lục bình tối thui dập dềnh trôi trên mặt nước. Giờ này nước lên hay xuống, hắn cũng không nhớ nữa. Gió như thổi đến từ khắp chung quanh. Lờ mờ những vì sao mọc sớm trên bầu trời. Tiếng nhạc quân hành vang vang chìm lẫn trong tiếng động cơ xe lôi rầm rĩ. Những quán ăn thắp sáng đèn măng xông hai bên đường thấp thoáng bóng những khách lỡ độ đường. Ðời sống lao xao chung quanh, giống hệt nỗi lao xao đang dấy lên trong đầu hắn.
"Kỳ quá hà!"
Cô học trò thở ra một lời than phiền vô nghĩa. Cảm thấy đã đến lúc phải giáo dục tư tưởng cho đệ tử, hắn hít một hơi dài gió đêm mát lạnh hai buồng phổi, lên giọng ân cần:
"Chuyện gì cũng có thể xảy ra được hết, Khanh biết không. Tất cả mọi nguyên tắc chỉ đúng trong một giới hạn nào đó. Ra khỏi cái giới hạn thông thường của nó, những nguyên tắc sẽ trở thành sai trật." Hắn liếc nhìn người con gái đang đi bên cạnh, chỉ thấy được đôi mắt đen lấp lánh ánh đèn măng sông, và vóc hình thiếu nữ đương thì căng đầy gió chướng. "Chỉ có một nguyên tắc không bao giờ sai trật, đó là 'chuyện gì cũng có thể xảy ra được' Khanh tin không?"
Người con gái lặng thinh. Hắn triết lý:
"Ðừng bận tâm suy nghĩ làm chi cho mệt. Mọi chuyện rồi cũng sẽ qua đi."
"Thày trò yêu nhau, kỳ thấy mồ."
"Chuyện gì cũng có thể xảy ra được."
"Kỳ cục!"
Trước khi bước lên bậc thềm quán ăn, hắn choàng tay qua vai cô học trò - Chao ơi là đôi vai mềm - bóp nhè nhẹ như cố truyền cho nàng cái chân lý ngàn đời.
"Nghe Khanh. Chuyện gì cũng có thể xảy ra được."
Dưới ánh đèn măng sông rực rỡ. Nụ cười của Khanh đẹp hơn tranh vẽ của bất kỳ giai nhân nào đã từng sống trên mặt đất. Hắn ngây ngất như say rượu. Trong cơn say ngất ngưởng, hắn thấy đôi môi mỏng của nàng mấp máy, "chuyện gì cũng có thể xảy ra được, chuyện gì cũng có thể xảy ra được..." Ðôi môi để hé ra hai chiếc răng cửa trắng bóng và chóp lưỡi hồng hồng nghi ngại.
"Mai mốt gặp lại trong trường mình vẫn là thày trò à nghe."
Cô gái thổi vào tai hắn câu giao hẹn quan trọng. Ðồng ý. Ðồng ý. Học trò không còn chậm hiểu như lúc trước nữa. Hắn gọi hai chai bia quốc doanh để mừng chiến thắng. Khanh ơi, Khanh à. Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi... Hắn ngả nghiêng trên mặt bàn, và trước mặt hắn, cái bóng thân thương của nàng cũng lao xao hạnh phúc.
"Nhớ nghe Khanh. Chuyện gì cũng có thể xảy ra được hết, nghe."
Những cái gật đầu ngoan ngoãn. Những cái nhìn nhấp nhổm trong khoảng không. Uống bia nhiều quá coi chừng xỉn à nghe. Nhằm nhò gì. Anh còn uống được cả xị đế. Dóc tổ, có thấy anh uống hồi nào đâu. Thật chứ. Anh đã từng cụng ly với ông hiệu trưởng, ông hiệu phó, ông giám thị, ông tổng giám thị. Dóc tổ. Cái mặt đỏ thấy ghê. Ghê gì mà ghê. Thôi đi, uống nhiều dữ rồi đó. Cụng với anh một ly đi Khanh. Bữa nay thôi. Bữa nay thôi. Cũng được nhưng mai mốt vô lớp vẫn thày trò như thường à nghe. Nghe! Nghe! Uống đi, cạn luôn. Uống say ngủ ngon. Nghe Khanh. Ðừng ngại. chuyện gì cũng có thể xảy ra được hết ráo. Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi, khó đi qua dẫn Khanh đi... Thành ra chẳng có chuyện gì quan trọng cả.
"Kỳ quá hà!"
Cô học trò thở ra một lời than phiền vô nghĩa. Cảm thấy đã đến lúc phải giáo dục tư tưởng cho đệ tử, hắn hít một hơi dài gió đêm mát lạnh hai buồng phổi, lên giọng ân cần:
"Chuyện gì cũng có thể xảy ra được hết, Khanh biết không. Tất cả mọi nguyên tắc chỉ đúng trong một giới hạn nào đó. Ra khỏi cái giới hạn thông thường của nó, những nguyên tắc sẽ trở thành sai trật." Hắn liếc nhìn người con gái đang đi bên cạnh, chỉ thấy được đôi mắt đen lấp lánh ánh đèn măng sông, và vóc hình thiếu nữ đương thì căng đầy gió chướng. "Chỉ có một nguyên tắc không bao giờ sai trật, đó là 'chuyện gì cũng có thể xảy ra được' Khanh tin không?"
Người con gái lặng thinh. Hắn triết lý:
"Ðừng bận tâm suy nghĩ làm chi cho mệt. Mọi chuyện rồi cũng sẽ qua đi."
"Thày trò yêu nhau, kỳ thấy mồ."
"Chuyện gì cũng có thể xảy ra được."
"Kỳ cục!"
Trước khi bước lên bậc thềm quán ăn, hắn choàng tay qua vai cô học trò - Chao ơi là đôi vai mềm - bóp nhè nhẹ như cố truyền cho nàng cái chân lý ngàn đời.
"Nghe Khanh. Chuyện gì cũng có thể xảy ra được."
Dưới ánh đèn măng sông rực rỡ. Nụ cười của Khanh đẹp hơn tranh vẽ của bất kỳ giai nhân nào đã từng sống trên mặt đất. Hắn ngây ngất như say rượu. Trong cơn say ngất ngưởng, hắn thấy đôi môi mỏng của nàng mấp máy, "chuyện gì cũng có thể xảy ra được, chuyện gì cũng có thể xảy ra được..." Ðôi môi để hé ra hai chiếc răng cửa trắng bóng và chóp lưỡi hồng hồng nghi ngại.
"Mai mốt gặp lại trong trường mình vẫn là thày trò à nghe."
Cô gái thổi vào tai hắn câu giao hẹn quan trọng. Ðồng ý. Ðồng ý. Học trò không còn chậm hiểu như lúc trước nữa. Hắn gọi hai chai bia quốc doanh để mừng chiến thắng. Khanh ơi, Khanh à. Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi... Hắn ngả nghiêng trên mặt bàn, và trước mặt hắn, cái bóng thân thương của nàng cũng lao xao hạnh phúc.
"Nhớ nghe Khanh. Chuyện gì cũng có thể xảy ra được hết, nghe."
Những cái gật đầu ngoan ngoãn. Những cái nhìn nhấp nhổm trong khoảng không. Uống bia nhiều quá coi chừng xỉn à nghe. Nhằm nhò gì. Anh còn uống được cả xị đế. Dóc tổ, có thấy anh uống hồi nào đâu. Thật chứ. Anh đã từng cụng ly với ông hiệu trưởng, ông hiệu phó, ông giám thị, ông tổng giám thị. Dóc tổ. Cái mặt đỏ thấy ghê. Ghê gì mà ghê. Thôi đi, uống nhiều dữ rồi đó. Cụng với anh một ly đi Khanh. Bữa nay thôi. Bữa nay thôi. Cũng được nhưng mai mốt vô lớp vẫn thày trò như thường à nghe. Nghe! Nghe! Uống đi, cạn luôn. Uống say ngủ ngon. Nghe Khanh. Ðừng ngại. chuyện gì cũng có thể xảy ra được hết ráo. Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi, khó đi qua dẫn Khanh đi... Thành ra chẳng có chuyện gì quan trọng cả.
Hắn không nhớ rõ là mấy giờ thì bắt đầu giới nghiêm nhưng lúc hắn khật khưỡng trở về nhà trọ thì trăng đã lên; một mảnh trăng mới hơi khuyết đi một miếng nhỏ. Hắn đếm những bước lâng lâng bên cô học trò gần gũi hơn cả những người thân nhất trong đời hắn. Cô gái thì thầm hát gì đó hắn cũng không rõ. Gió đêm thổi ù ù hai bên tai hắn. Chết mồ! anh còn nhớ nhà trọ hôn? Nhớ chứ, kế bên nhà hàng ăn uống quốc doanh. À, đúng rồi. Say dữ rồi phải hôn? Ðã biểu đừng uống nữa mà hổng chịu nghe. Coi chừng trúng gió chết mồ. Cô học trò vừa níu lấy tay áo hắn, vừa cằn nhằn. Hắn bay la đà trên lề đường lam nham đá vụn. Một chiếc xe lôi chạy vút qua, ném lại phía sau một cụm khói khét nghẹt và những âm thanh xé tung đêm tối. Vừa đẩy cửa bước vào, hắn đã nghe tiếng cằn nhằn của người chủ nhà. Ði đâu mà khuya khoắc dữ dzậy. Làm ơn gài cửa lại dùm tui.
"Dạ được, thím." Hắn lè nhè trả lời và mò mẫm bước đi trong khoảng ánh sáng nhá nhem của ngọn đèn dầu nhỏ, đặt ở phía bên trong cánh cửa của bức vách ngăn đôi căn nhà. Hình như người đàn bà ở trong đó. Hắn cảm thấy chóng mặt. Khanh lúng túng đỡ lấy vai, dìu hắn ngồi xuống. Bàn tay mát lạnh của nàng dở mép mùng lên, chạm khẽ vào má hắn, để lại cảm giác đê mê. Hắn nằm vùi đầu vào tắm chăn mỏng, thao láo hai mắt cay xè xăm xui vào bóng đêm, và mê thiếp đi trong một thoáng. Ðêm trĩu nặng trên khoảng vuông xô lệch của chiếc mùng cũ hôi mùi mốc. Lúc sực tỉnh, hắn thấy Khanh vẫn ngồi co ro phía góc dưới chân hắn. Hai tay ôm vòng quanh đầu gối. Ðầu gục trên cái vòng tay thắt chặt ấy. Tóc nàng rũ rượi phủ lòa xòa xuống trước mặt và hai bên vai. Trời ơi sao mà ngủ ngồi tội nghiệp thế này! Hắn chống tay ngồi dậy.
"Khanh à."
Nàng ngẩng đầu, rẽ tóc nhìn hắn. Bóng tối xóa nhòa khuôn mặt nàng, hắn chỉ thấy được lờ mờ tia sáng nhỏ trong đôi mắt khép hờ.
"Nằm xuống ngủ đi."
"Khanh ngủ... ngồi được rồi."
"Sao vậy?" Hắn thì thào.
"Kỳ quá hà."
"Coi chừng bà chủ nhà biết mình không phải vợ chồng, đuổi ra là kẹt lắm đó."
"Hổng sao đâu."
Hắn nặn óc suy nghĩ nhưng tìm không ra một lời thuyết phục khả dĩ nghe được. Chẳng lẽ lập đi lập lại cái câu cũ rích rằng chuyện gì cũng có thể xảy ra được. Hắn níu vai áo nàng, nàng trì lại, cứng cỏi, ngoan cố. Hắn cầm lấy bàn tay mềm mại của nàng (cái bàn tay thị thành chép thơ TTKh; ghi nhạc Phạm Duy ấy,) nàng gỡ tay hắn ra bằng những móng sắc như lưỡi lam. Cuối cùng mệt quá, hắn lăn ra, xoay mặt vào vách gỗ, ngủ thiếp đi.
Nửa đêm, hay quá nửa đêm một chút, (hắn còn đầu óc nào mà nhớ chuyện giờ giấc cơ chứ, mấy chai bia quốc doanh cộng thêm một ngày quăng quật trên xe đò làm hắn mệt như bị tra tấn,) người con gái ngã nhào lên người hắn như một thân cây bị đốn ngang. Sức nặng của thân người gẫy đổ làm hắn muốn tắt thở. Hắn mở choàng mắt, nhìn xoáy vào bóng đêm keo đặc. Khanh như một con ma cuống cuồng dở cái mền hắn đang đắp, lòn hai chân rồi cả thân người vào. Những móng chân dài cào sước bắp đùi hắn rát rạt. Người con gái ôm cứng lấy người hắn. Chân tay rời rã, hắn cũng cố xoay người lại, ôm nàng. Tiếng nàng hổn hển như sắp đứt hơi, "Anh ơi... con... chuột...cống bự quá..."
"Nó đâu? Nó đâu?"
"Nó cạp..." nàng ép sát thân thể vào người hắn. "Nó cạp... ngón chân em... ghê quá!"
Trong khoảnh khắc hắn bừng tỉnh. Tất cả con người hắn cùng thức dậy một lúc. Thân thể người con gái mềm mại. Hừng hực nóng. Con chuột cống. Ðôi môi mềm ướt. Những con chuột cống sục sạo đi ăn đêm. Vòng tay khép chặt. Áo mỏng như tơ. Chiếc áo ngực tân thời không có dây, từ nước ngoài gửi về, chỉ ở thành phố mới có bán. Những con chuột cống dễ thương, mập mạp, bước đi ì à ì ạch. Chuyện gì cũng có thể xảy ra được Khanh biết không. Hắn không bỏ phí một giây đồng hồ nào. Không một giây nào bị bỏ phí. Hắn sợ trời mau sáng. Hắn sợ những con chuột cống thôi đi ăn đêm. Nền xi măng cứng. Ðôi mắt khép hờ. Trời ơi biết bao lâu nay chỉ dám nhìn Khanh mà mơ tưởng. Khanh mềm; Khanh cứng, Khanh co duỗi quanh co những vướng víu, có ai mà nề hà chút gian nan cố chấp. Những con muỗi vo ve bên ngoài chiếc mùng vá víu chằng đụp. Lưng em cấn cục gạch đau quá hà. Con chuột cống đi ăn đêm. Con chuột cống dễ thương. Những chai bia quốc doanh. Dĩa đồ nhậu toàn đầu tôm đầu tép khô. Chén cháo lòng lỡ tay bỏ nhiều ớt cay xé miệng môi, ăn hoài không hết. Kỳ quá hà. Không sao, không sao. Chuyện gì cũng có thể xảy ra. Chuyện gì cũng... Chuyện gì...Chuyện...Tất cả mọi chuyện...
"Dạ được, thím." Hắn lè nhè trả lời và mò mẫm bước đi trong khoảng ánh sáng nhá nhem của ngọn đèn dầu nhỏ, đặt ở phía bên trong cánh cửa của bức vách ngăn đôi căn nhà. Hình như người đàn bà ở trong đó. Hắn cảm thấy chóng mặt. Khanh lúng túng đỡ lấy vai, dìu hắn ngồi xuống. Bàn tay mát lạnh của nàng dở mép mùng lên, chạm khẽ vào má hắn, để lại cảm giác đê mê. Hắn nằm vùi đầu vào tắm chăn mỏng, thao láo hai mắt cay xè xăm xui vào bóng đêm, và mê thiếp đi trong một thoáng. Ðêm trĩu nặng trên khoảng vuông xô lệch của chiếc mùng cũ hôi mùi mốc. Lúc sực tỉnh, hắn thấy Khanh vẫn ngồi co ro phía góc dưới chân hắn. Hai tay ôm vòng quanh đầu gối. Ðầu gục trên cái vòng tay thắt chặt ấy. Tóc nàng rũ rượi phủ lòa xòa xuống trước mặt và hai bên vai. Trời ơi sao mà ngủ ngồi tội nghiệp thế này! Hắn chống tay ngồi dậy.
"Khanh à."
Nàng ngẩng đầu, rẽ tóc nhìn hắn. Bóng tối xóa nhòa khuôn mặt nàng, hắn chỉ thấy được lờ mờ tia sáng nhỏ trong đôi mắt khép hờ.
"Nằm xuống ngủ đi."
"Khanh ngủ... ngồi được rồi."
"Sao vậy?" Hắn thì thào.
"Kỳ quá hà."
"Coi chừng bà chủ nhà biết mình không phải vợ chồng, đuổi ra là kẹt lắm đó."
"Hổng sao đâu."
Hắn nặn óc suy nghĩ nhưng tìm không ra một lời thuyết phục khả dĩ nghe được. Chẳng lẽ lập đi lập lại cái câu cũ rích rằng chuyện gì cũng có thể xảy ra được. Hắn níu vai áo nàng, nàng trì lại, cứng cỏi, ngoan cố. Hắn cầm lấy bàn tay mềm mại của nàng (cái bàn tay thị thành chép thơ TTKh; ghi nhạc Phạm Duy ấy,) nàng gỡ tay hắn ra bằng những móng sắc như lưỡi lam. Cuối cùng mệt quá, hắn lăn ra, xoay mặt vào vách gỗ, ngủ thiếp đi.
Nửa đêm, hay quá nửa đêm một chút, (hắn còn đầu óc nào mà nhớ chuyện giờ giấc cơ chứ, mấy chai bia quốc doanh cộng thêm một ngày quăng quật trên xe đò làm hắn mệt như bị tra tấn,) người con gái ngã nhào lên người hắn như một thân cây bị đốn ngang. Sức nặng của thân người gẫy đổ làm hắn muốn tắt thở. Hắn mở choàng mắt, nhìn xoáy vào bóng đêm keo đặc. Khanh như một con ma cuống cuồng dở cái mền hắn đang đắp, lòn hai chân rồi cả thân người vào. Những móng chân dài cào sước bắp đùi hắn rát rạt. Người con gái ôm cứng lấy người hắn. Chân tay rời rã, hắn cũng cố xoay người lại, ôm nàng. Tiếng nàng hổn hển như sắp đứt hơi, "Anh ơi... con... chuột...cống bự quá..."
"Nó đâu? Nó đâu?"
"Nó cạp..." nàng ép sát thân thể vào người hắn. "Nó cạp... ngón chân em... ghê quá!"
Trong khoảnh khắc hắn bừng tỉnh. Tất cả con người hắn cùng thức dậy một lúc. Thân thể người con gái mềm mại. Hừng hực nóng. Con chuột cống. Ðôi môi mềm ướt. Những con chuột cống sục sạo đi ăn đêm. Vòng tay khép chặt. Áo mỏng như tơ. Chiếc áo ngực tân thời không có dây, từ nước ngoài gửi về, chỉ ở thành phố mới có bán. Những con chuột cống dễ thương, mập mạp, bước đi ì à ì ạch. Chuyện gì cũng có thể xảy ra được Khanh biết không. Hắn không bỏ phí một giây đồng hồ nào. Không một giây nào bị bỏ phí. Hắn sợ trời mau sáng. Hắn sợ những con chuột cống thôi đi ăn đêm. Nền xi măng cứng. Ðôi mắt khép hờ. Trời ơi biết bao lâu nay chỉ dám nhìn Khanh mà mơ tưởng. Khanh mềm; Khanh cứng, Khanh co duỗi quanh co những vướng víu, có ai mà nề hà chút gian nan cố chấp. Những con muỗi vo ve bên ngoài chiếc mùng vá víu chằng đụp. Lưng em cấn cục gạch đau quá hà. Con chuột cống đi ăn đêm. Con chuột cống dễ thương. Những chai bia quốc doanh. Dĩa đồ nhậu toàn đầu tôm đầu tép khô. Chén cháo lòng lỡ tay bỏ nhiều ớt cay xé miệng môi, ăn hoài không hết. Kỳ quá hà. Không sao, không sao. Chuyện gì cũng có thể xảy ra. Chuyện gì cũng... Chuyện gì...Chuyện...Tất cả mọi chuyện...
Buổi sáng bắt đầu bằng tiếng xe gắn máy chạy ngang và tiếng người nói chuyện lao xao ngoài đường, nhưng hắn không cách nào thức dậy nổi. Mãi đến khi tiếng loa phóng thanh rộn ràng ngoài đường phố, hắn mới khe khẽ trở mình. Cánh tay trần người con gái vắt ngang ngực hắn nằng nặng. Chuyện gì xảy ra vậy nè. Ðầu hắn nặng như đeo đá. Lần nào uống rượu, uống bia xong, hắn cũng thấy bần thần. Hắn hé mắt nhìn qua khe cửa. Bóng tối nhá nhem bên ngoài. Hình như còn sớm lắm. Hắn ngủ đã được bao lâu đâu. Hai mắt còn cay xè.
"Khanh à, thức chưa Khanh!" Hắn khẽ lay nhẹ đôi vai tròn, trắng nhờ nhờ trong tầm tay của hắn. Ðôi mắt người con gái hé mở. Những sợi tóc lòa xòa trước trán. Nụ cười nở hé trên môi. Nụ cười tối thui trong bóng tối nhòe nhoẹt.
"Còn sớm mà." Nàng nói và ôm ghì lấy hắn. Ðệ tử ơi là đệ tử ơi. Sư phụ lại chết thêm một lần nữa mất thôi. Hắn luồn tay xuống dưới mép tấm chăn mỏng. Nàng cong người rúc rích cười trong cổ họng như chuột rúc. Hắn sẵn sàng. Nàng chắc cũng sẵn sàng lắm rồi. Bỗng dưng, có tiếng guốc loẹt xoẹt phía nhà sau. Người đàn bà tròn như trái dưa gang lù lù bước ra từ bóng tối. Cây đèn dầu tỏa ánh sáng trên tay. Ánh sáng xuyên vào bóng tối gian nhà. Ánh sáng đục thủng làn vải mùng thưa vá víu chằng đụp, soi sáng nét hoảng hốt trên mặt nàng. Ánh sáng thắp sáng luôn cõi tăm tối lòng hắn.
"Thức được rồi, cô cậu."
Và người đàn bà làm một công việc bất lịch sự mà chưa hề một ai nỡ làm với hắn: Sau khi đặt chiếc đèn dầu xuống đất, mụ thong thả gỡ những dây chăng bốn góc mùng buông xuống. Hắn và người con gái nhùng nhằng bên trong như hai con cá mắc lưới.
Thôi thì cũng được rồi. Hắn tự nhủ. Cả đêm hôm qua, còn muốn gì nữa chứ. Tham lam quá không tốt. Hắn lồm cồm ngồi dậy cuốn mền, trong lúc nàng cuống quýt mặc đồ. Những lúc tình cờ giáp mặt, hắn cố liếc nhìn khuôn mặt nàng và lúc nào cũng bắt gặp một nửa nụ cười thanh thản.
"Khanh à, thức chưa Khanh!" Hắn khẽ lay nhẹ đôi vai tròn, trắng nhờ nhờ trong tầm tay của hắn. Ðôi mắt người con gái hé mở. Những sợi tóc lòa xòa trước trán. Nụ cười nở hé trên môi. Nụ cười tối thui trong bóng tối nhòe nhoẹt.
"Còn sớm mà." Nàng nói và ôm ghì lấy hắn. Ðệ tử ơi là đệ tử ơi. Sư phụ lại chết thêm một lần nữa mất thôi. Hắn luồn tay xuống dưới mép tấm chăn mỏng. Nàng cong người rúc rích cười trong cổ họng như chuột rúc. Hắn sẵn sàng. Nàng chắc cũng sẵn sàng lắm rồi. Bỗng dưng, có tiếng guốc loẹt xoẹt phía nhà sau. Người đàn bà tròn như trái dưa gang lù lù bước ra từ bóng tối. Cây đèn dầu tỏa ánh sáng trên tay. Ánh sáng xuyên vào bóng tối gian nhà. Ánh sáng đục thủng làn vải mùng thưa vá víu chằng đụp, soi sáng nét hoảng hốt trên mặt nàng. Ánh sáng thắp sáng luôn cõi tăm tối lòng hắn.
"Thức được rồi, cô cậu."
Và người đàn bà làm một công việc bất lịch sự mà chưa hề một ai nỡ làm với hắn: Sau khi đặt chiếc đèn dầu xuống đất, mụ thong thả gỡ những dây chăng bốn góc mùng buông xuống. Hắn và người con gái nhùng nhằng bên trong như hai con cá mắc lưới.
Thôi thì cũng được rồi. Hắn tự nhủ. Cả đêm hôm qua, còn muốn gì nữa chứ. Tham lam quá không tốt. Hắn lồm cồm ngồi dậy cuốn mền, trong lúc nàng cuống quýt mặc đồ. Những lúc tình cờ giáp mặt, hắn cố liếc nhìn khuôn mặt nàng và lúc nào cũng bắt gặp một nửa nụ cười thanh thản.
Lúc ngồi trên xe lôi, chạy ra bến xe, hắn choàng tay qua vai người con gái, nói bâng quơ, "Ðêm qua ngắn quá là ngắn!" Cô gái chỉ lặng thinh với nụ cười nửa miệng. Xe chạy bon bon qua những đoạn đường lở lói, dằn xóc kinh hoàng. Hắn cố đoán xem cô học trò của hắn đang nghĩ gì. Cái im lặng nặng nề của cô có phải là một dấu hiệu của sự ăn năn, hối tiếc. Hắn khẽ bóp bóp bờ vai cô gái. Niềm thương cảm tràn ngập lòng hắn. Có gì đâu mà phải lo âu. Lỡ có gì, mình sẽ làm đám cưới. Chuyện gì cũng có thể xảy ra được hết. Qua cũng thương em lắm chớ bộ. Hồi đêm, qua dại quá. Khi không lại đi uống bia cho say mèm. Nhưng em đừng có lo. Qua có người bà con rất rành về thuốc nam. Chuyến này về dưới ấy, qua sẽ xin một số vị thuốc...
Chiếc xe lại vấp thêm một ổ gà khác, làm hai người muốn nhảy nhổm lên trong xe. Nàng bị quăng sát vào người hắn. Chao ơi cái thân thể mềm mại ấy! Nghĩ là cô gái buồn - sau cái lần đầu tiên ấy, người con gái nào cũng buồn tê buồn tái - hắn tìm lời an ủi.
"Sao không nói gì vậy Khanh. Nhớ lời anh dặn không? Chuyện gì cũng có thể xảy ra được hết. Ðừng buồn."
Cô gái chợt vén cánh tay áo lên, đưa cánh tay trắng no tròn lấm tấm những vết đỏ cho hắn xem.
"Hồi đêm muỗi chích muốn chớt!"
"Uả, sao... anh không bị?"
"Thày lấn em ra tới sát vách mùng."
Hắn xoa nhè nhẹ lên những vết muỗi sưng tấy trên cánh tay người con gái. Da con gái sao lúc nào cũng mát rười rượi vậy nè!
"Vậy sao? Mai mốt không lấn nữa đâu." Hắn trấn an nàng, và tiếp bằng một câu chẳng ăn nhập gì đến chuyện muỗi mòng, "Ðêm qua ngắn quá, phải không Khanh?"
Cô gái chợt xoay qua nhìn hắn. Hai mắt mở lớn, đôi môi hé, ngập ngừng như đang ngậm một câu khó nói. Hắn kiên nhẫn chờ. Im lặng một chút, cô quay ngoắt đi, nói; như nói với khoảng không:
"Thày...yếu xìu!"
Hắn chới với nhìn theo mái tóc chảy xuôi óng ả trên bờ vai thon của cô học trò, (chao ơi là bờ vai nuột nà!) Miệng hắn trễ xuống (in hệt những lúc bị học trò bắt bẻ một câu khó trả lời trong lớp học) để gió lùa vào mùi dầu xăng và khói xe khét lẹt.
Giọng cô học trò chìm trong tiếng xe lôi, tiếng người nói chuyện lao xao, nghe loáng thoáng như một tiếng thở dài ai oán:
"Thày...yếu xìu. Thua cả... thày... tổng giám thị nữa!"
Chiếc xe lại vấp thêm một ổ gà khác, làm hai người muốn nhảy nhổm lên trong xe. Nàng bị quăng sát vào người hắn. Chao ơi cái thân thể mềm mại ấy! Nghĩ là cô gái buồn - sau cái lần đầu tiên ấy, người con gái nào cũng buồn tê buồn tái - hắn tìm lời an ủi.
"Sao không nói gì vậy Khanh. Nhớ lời anh dặn không? Chuyện gì cũng có thể xảy ra được hết. Ðừng buồn."
Cô gái chợt vén cánh tay áo lên, đưa cánh tay trắng no tròn lấm tấm những vết đỏ cho hắn xem.
"Hồi đêm muỗi chích muốn chớt!"
"Uả, sao... anh không bị?"
"Thày lấn em ra tới sát vách mùng."
Hắn xoa nhè nhẹ lên những vết muỗi sưng tấy trên cánh tay người con gái. Da con gái sao lúc nào cũng mát rười rượi vậy nè!
"Vậy sao? Mai mốt không lấn nữa đâu." Hắn trấn an nàng, và tiếp bằng một câu chẳng ăn nhập gì đến chuyện muỗi mòng, "Ðêm qua ngắn quá, phải không Khanh?"
Cô gái chợt xoay qua nhìn hắn. Hai mắt mở lớn, đôi môi hé, ngập ngừng như đang ngậm một câu khó nói. Hắn kiên nhẫn chờ. Im lặng một chút, cô quay ngoắt đi, nói; như nói với khoảng không:
"Thày...yếu xìu!"
Hắn chới với nhìn theo mái tóc chảy xuôi óng ả trên bờ vai thon của cô học trò, (chao ơi là bờ vai nuột nà!) Miệng hắn trễ xuống (in hệt những lúc bị học trò bắt bẻ một câu khó trả lời trong lớp học) để gió lùa vào mùi dầu xăng và khói xe khét lẹt.
Giọng cô học trò chìm trong tiếng xe lôi, tiếng người nói chuyện lao xao, nghe loáng thoáng như một tiếng thở dài ai oán:
"Thày...yếu xìu. Thua cả... thày... tổng giám thị nữa!"
Hoàng Chính.
12 tháng 02,1994
Truyện Hoàng Chính:trên Youtube
.