Chuyện ngắn Lê Thị Huệ
Trong lúc lăng xăng theo làm việc ở các phòng triển lãm của Ed Nuestra ở vùng Bay thì tôi gặp nàng Huệ Lâm của tôi.
Chiến tranh Việt Nam vừa chấm dứt. Lúc ấy phong trào cứu trợ người tị nạn Đông Dương nổi mốt thời trang từ Nhật sang Âu đến Mỹ. Cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến đầu tiên được trình chiếu tanh banh trên màn ảnh truyền hình trong mọi gia đình khắp hoàn cầu. Sự phổ thông của chiến tranh trên màn ảnh nhỏ này đã mang lại một hậu qủa là khi người Mỹ rời Việt Nam để cho cọng sản nhuộm chất độc đỏ toàn cõi Việt Nam. Thì thế giới biết có một làn sóng người Việt Lào Cam Bốt đã tha nhau chạy tán loạn khắp các vùng Đông Nam Á để lánh nạn cọng sản.
Một kẻ rành rẽ về thời cuộc Việt Nam thời bấy giờ, Ed đã xông xáo đi săn hình đẹp ở các trại tỵ nạn Á Châu. Ed là một phóng viên báo chí người El Salvado làm phóng viên cho một hãng thông tấn quốc tế. Anh đã từng có mặt ở Sài Gòn và xứ Nàng Pênh để thực tập nghề nghiệp trong thời gian chiến tranh Việt Nam đang cao độ thảm sầu. Thời gian gần đây anh vác máy quay trở lại Đông Nam Á vào các trại tỵ nạn kiếm thêm những bức hình khổ nạn của cái đuôi chiến tranh Việt Nam cho trọn bộ sưu tầm ống kính đẹp.
Sở trường của Ed là chân dung. Tấm hình hai anh em mình trần lòi ách xương sườn, thằng anh tám tuổi cõng thằng em ngoài một tuổi đang ngậm một cái muỗng đã trúng một giải thưởng lớn nổi tiếng quốc tế ở Amtesdam. Sau khi những hình của Ed trúng nhiều giải thưởng tại Mỹ, Âu Châu và Nhật, anh được một cơ quan Caritas bảo trợ cuộc triễn lãm "The Victims" một vòng khắp các thành phố lớn ở Hoa Kỳ.
Tôi giúp Ed trong những cuộc triễn lãm ở những vùng có đông người Việt cư ngụ. Tôi được thuê vào làm thông dịch viên. Những người Việt người đến xem ảnh vì tò mò. Có lớp đến để nhận diện ra một vài cái lều quen cũ, hoặc để nhìn lại những hình ảnh tỵ nạn. Nơi mà họ đã sống những ngày tạm trú trước khi được Hoa Kỳ thu nhận định cư
Hôm ấy có một buổi triễn lãm tại một hội Tết trong vùng. Những người Việt đi du xuân chưng diện áo quần mới mẻ màu mè và rộn rã tiếng cười nói. Tiếng pháo và tiếng nhạc từ những loa phát thanh trong các gian hàng chen nhau một trời phèng la. Chúng tôi bận rộn trả lời các câu hỏi trong phòng hình chật cứng người xem
Bỗng có một tiếng ồ reo:
- Í a. Hình em. Nhìn hình của em nè
Một giọng nữ phát ra từ khoảng giữa của phòng triễn lãm. Nơi đóng đế tôn vinh ba chân dung to nhất nổi bật nhất của cuộc triễn lãm. Một trong ba chân dung ấy là tấm hình một cô gái tóc rẽ lệch đang nhìn vào một tấm thẻ căn cước của trại tỵ nạn Mã. Khuôn mặt thiếu nữ trong bức hình nhỏ nhắn, rắn rỏi. Cái nhìn của cô có vẻ chậm và nghiêm. Một nhan sắc đơn sơ trung bình, lặng lẽ, có vẻ hiền lành.
Kẻ phát ra tiếng reo đang đứng cạnh bức hình với nụ cười e lệ trên môi trên mặt. Cô choàng kín một áo dạ màu cổ vịt hàng mua lại ngoài chợ trời. Mặc cái quần bò Jordache mới. Chân mang đôi săng đan bẹt không vớ, khoe mấy ngón chân sơn màu đỏ choẹ. Khuôn mặt không còn vẻ ốm o như trong tranh. Làn da nâu. Má hồng môi son đầy úp một mặt. Đứng cạnh giữa mấy cô gái Tàu khác cô có vẻ nhỏ bé và chòn chòn
Ed mừng rỡ trao đổi chuyện ngay và lấy máy ra bấm thêm những bức hình làm kỷ niệm. Cô gái giới thiệu tên là Huệ Lâm. Huệ Lâm bối rối vì bất ngờ thấy hình mình được chưng bày lớn ở đây. Và vì đám đông chung quanh bâu lại nhìn nhìn nên cô trả lời nhát ngừng. Huệ Lâm nói thật sự là cô không biết hồi đó mình "bị" chụp hình và tấm hình này được chụp bao giờ. Còn tấm căn cước tỵ nạn thì cô đã để đâu rồi bây giờ không còn nhớ nó ở đâu nữa
Buổi chiều khi nhờ được người trông dùm phòng tranh, Ed rủ tôi đi ra ngoài Dennys ăn Newyork Steak. Trong khi người hầu bàn pha nước Ed nhắc lại câu chuyện:
- Cám ơn cô về buổi phỏng vấn với Huệ Lâm sáng nay. Thật là một trong những câu chuyện khó quên đối với tôi. Thật vậy.
Nhìn bản mặt đầy hứng thú của Ed tôi nói:
- Không có chi. Cô ta rất là dễ thương nhưng cũng rất là không chịu nói
Ed giương đôi mắt ốc len dưới chiếc kiếng cận thị:
- Ồ tôi hiểu. Tôi hiểu. Tôi không trách cô ta
- Cô ta là ai vậy. Tôi nói
Ed túm lấy cơ hội kể cho tôi nghe những điều anh biết ở phía sau tấm chân dung đó. Anh đúng là một nhiếp ảnh gia nâng niu từng tác phẩm và hết lòng với công việc của mình.
Theo lời tường thuật Ed nghe lại từ trong trại Mã Lai, Huệ Lâm là một trong hai người sống sót trên một chuyến vượt biên gồm bốn mươi hai người ra đi từ Vũng Tàu. Chuyến tàu lênh đênh trên biển Đông được hai hôm thì chết máy. Đêm sau trời giáng cha một cú bão lớn. Thế là ghe lật thuyền chìm và không còn ai biết ai ra sao. Huệ Lâm nhờ bám lấy được một cái phao nên nổi trôi trên biển đến rạng hôm sau thì được một tàu buôn Ấn vớt mang vào Mã Lai. Ở Mã Lai, Huệ Lâm được giữ lại ở một làng đánh cá một thời gian để chờ tin con và chồng có còn sống sót. Ở đó Huệ Lâm bị một tên lính Mã lén hãm hiếp và người ta đã phải mang cô đi phá thai trước khi gởi cô vào một trại tỵ nạn có đông người Việt Nam ở Mã Lai
Trước đấy tôi đã nghe Ed hỏi những câu với Huệ Lâm như rồi có tin gì của chồng và con không. Không. Sau đó có gặp lại ai trong chuyến đi ấy không. Không. Bây giờ có tin gì của ai không. Không. Những chữ Không Không Không phát ra từ một nụ cưòi nhỏ và một khoé mắt gượng đã báo cho tôi biết có chuyện không lành. Thời buổi vượt biên, chúng tôi nghe không biết bao nhiêu là tai họa thảm khốc xảy đến. Riết rồi chúng tôi, những kẻ tỵ nạn Việt Nam trên một xứ sở phì nhiêu Hoa Kỳ, phải tập cho cái tai của mình phát triển một vòng đai để giữ lại nơi đó những câu chuyện nào hết sức thương tâm. Mà không dám mở đường cho nó len qua tim đục vào trí. Để cho mình có thể đủ sức mà phấn đấu với đời sống trên mảnh đất lạ này
Nhưng càng nghe Ed nói tôi càng thấy khuôn mặt của Huệ Lâm hiện rõ lên trong trí tôi như người mơ người mộng không dứt bỏ đi đâu được.
Có lẽ vì Huệ Lâm trạc bằng tuổi tôi? Hay vì nét lặng lẽ của tấm hình to tổ chảng của Ed chụp đã đi vô trong đầu tôi? Có phải tại tôi biết rõ những tình tiết éo le của câu chuyện Huệ Lâm? Hoặc vì tôi đang tập tành viết văn nên thấy một cốt chuyện hay và muốn vớ lấy?
Tôi bần thần ngồi nghe Ed say sưa kể lại lâm li éo le về câu chuyện của Huệ Lâm mà Ed biết. Tôi tiếc là mình đã không xin được của Huệ Lâm số điện thoại.
Tôi thâu thanh vội từ đôi môi đang hăm hở kể chuyện của Ed thêm những chi tiết như: Huệ Lâm là người Hoa ở Đà Lạt. Lấy chồng năm mười chín tuổi có một con gái hai mười bốn tháng lúc vượt biên. Gia đình chồng có tiệm vàng ở một quận xa Đà Lạt hai mưoi cây số. Huệ Lâm chỉ mới học đến lớp sáu thì Việt Cọng vào nên nàng nghỉ học từ đó. Chắc là có vài chi tiết Ed thì nhớ không rõ mà cọng thêm cái miệng võ đoán của tôi bàn vô tán ra.
Sau đợt triễn lãm ấy, Ed đi Florida nhận việc làm mới. Tôi tiếp tục trở lại trường lấy cho xong mảnh bằng cao học và vẫn tiếp tục say mê giấc mộng viết văn của mình.
Tôi định viết một câu chuyện về Huệ Lâm nên mắt và tai cũng hơi dòm chừng những khi đi đến mấy tiệm thuốc Bắc hoặc mấy cái chợ Tàu. Còn như trong câu chuyện nào mà tai vừa nghe ai nói gì về người Hoa là tôi cũng nhảy bổ vô hỏi thăm này nọ để dò la tung tích Huệ Lâm
Trong cái trí nhớ lung tung xà bèng của tôi hiện ra một cái gì có vẻ như một hạt đậu phọng chưa bóc vỏ. Be bé và đen đen. Da mịn màng miệng hơi dỉnh và cặp mắt một mí. Cô có cái vẻ rất ăm ắp lờ lờ như nhiều con gái Hoa Kiều khác ở Việt Nam.
Nhưng điều cô ta trải qua thật là một kinh nghiệm kinh hoàng không thua gì những kinh nghiệm sống sót qua những trại tập trung của Phát Xít Đức thời Hitler.
Tôi tự hỏi điều gì sẽ dấu ấn trong cuộc đời còn lại của Huệ Lâm.
Nằm ôm phao chờ hoá kiếp trên biển Đông? Ngồi dưới những mái tôn hầm da hầm thịt ở những căn lều ven biển Mã chờ tin trối trăng của chồng và con? Hay thời gian trong trạm cảnh sát Mã bị hiếp đứng? Hoặc nằm ngửa banh càng cho người ta nạo thai?
Tôi đang mong có dịp gặp lại cô nhân vật của tôi. Thì bỗng đùng một cái tôi gặp lại Huệ Lâm trong một văn phòng ghi danh học ESL, nơi tôi đang dạy thực tập trong khi theo học đại học.
Tôi níu áo Huệ Lâm ngay và không bỏ lỡ cơ hội. Tôi kéo Huệ Lâm vào trong phòng của bà phụ tá nhận đơn xin học. Tôi xoắn xít nói Huệ Lâm phải thi xếp lớp ngày nào và tôi gửi Huệ Lâm cho cô thư ký để cô có thể theo học Anh văn được ngay khóa kế tiếp mà khỏi chờ chực như những người khác.
Cuối cùng Huệ Lâm đồng ý cho tôi chở về nhà khi tôi nghe Huệ Lâm chưa mua xe và đang đi xe nhờ của cô bạn để đến đây kiếm tin tức về cách ghi học lớp Anh Văn
- Cô tốt qúa. Huệ Lâm nói khi leo lên xe ngồi cạnh tôi
Tôi hơi đỏ mặt chút xíu và im im rồi tìm cách nói lảng qua chuyện khác.
Suốt buổi gặp gỡ đó tôi vận dụng trí óc tối đa. Tôi rán mở to mắt để quan sát Huệ Lâm có gì đặc biệt hơn ngày tôi gặp ở phòng trin lãm. Tôi nặn óc để nhớ lại mình nên chụp bắt trong những câu trả lời nào của Huệ Lâm xem đâu là những giáo án căn bản của một con người chứa lò thuốc nổ của những khủng hoảng lớn trong đời. Tôi nhìn cách Huệ Lâm phản ứng để mong hiểu ra những ẩn dụ của một người kinh qua những chuyện không may.
Tôi về nhà và viết ra một giàn hai chục câu hỏi trong quyển sổ tay để ghi nhớ những điều mình cần tìm thấy ở Huệ Lâm. Tôi dặn tôi phải soi sáng vào việc biến cố trên biển Đông đã móc ngoéo lại những gì trên cuộc đời người con gái Tàu Việt này. Tôi cần biết ấu thời của Huệ Liên có sơn lâm êm đềm hay lủng củng một nùi gia đình. Sau mỗi lần nói chuyện với Huệ Lâm xong, tôi ghi lại những lời nói và động thái của cô để sau đó suy gẫm và phân tích xem thử chúng có nổi cộm những điều bất thường thế nào.
Một lần Huệ Lâm mời tôi lại nhà ăn bún cá Kiên Giang. Huệ Lâm đang chia phòng chung với một cô bạn Tàu Chợ Lớn tên là Thanh. Một mặt tường treo tranh các tài tử Tàu Hồng Kông đẹp trai và đẹp gái. Mặt tường kia có một cái bàn thờ để hình phật bà. Huệ Lâm mặc một áo sát nách thun vàng và một quần bò bó sít mông. Mấy cái móng tay móng chân vừa mới sơn đỏ ráo xong khoe ra lúc Huệ Lâm múc nước lèo từ nồi vào bát nóng.
- Huệ Lâm chịu khó sơn móng tay móng chân ghê nhỉ. Tôi nói. Khi nào gặp Huệ Lâm là cũng thấy móng tay móng chưn vừa mới sơn xong thiệt là láng
Huệ Lâm cười và xoè ngón tay ra:
- Ra tiệm cho người ta làm đó chớ
Trong khi cả ba người phụ nữ trẻ giòn dã khúc khích ăn bún cá trộn rau sống tươi với nhau. Thanh, cô bạn chia chung phòng với Huệ Lâm , hỏi tôi:
- Cô có tin có cái đảo Câm ở đâu bên Mã Lai hay Thái Lan không?
Tôi vừa nuốt một ngụm bún có tí ớt cay kè vừa nói:
- Chưa nghe nói bao giờ. Tôi cũng không rành địa lý thế giới lắm
Huệ Lâm xì một tiếng:
- Thấy hông. Tao nói là hỏng có mà.
- Cổ nói cổ không rành mà. Thanh nói.
- Mà sao vậy. Tôi hỏi
- Con Huệ nó đòi đưa hình chồng nó với con nó lên bàn thờ. Thanh nói. Mà hôm bữa hai đứa tui đi xem ông thầy Tám. Ổng nói là ở bển có một cái Đảo Câm. Ở đó tàng là mấy người Câm ở không hà. Mà mấy người Câm này hiền lắm. Không có dữ như mấy người biết tiếng Người đâu. Nghe nói mấy ngườI Câm này làm nghề đánh cá mà họ vớt được mấy người chìm tàu đưa dzề bển. Mà ai được họ vớt lên về ở đó thấy thương mấy người Câm này rồi hỏng muốn về lại với người biết tiếng nữa. Tui xúi con Huệ mai mốt đi sang bển tìm ra cái Đảo Câm này. Lỡ biết đâu chồng con nó còn sống ở bển sao.
Huệ Lâm xịu mặt không nói gì sau khi nghe Thanh kể cho tôi nghe về truyền thuyết Đảo Câm. Xẩm tối tôi thấy Huệ Lâm lại thắp nhang trước bàn thờ Phật rồi bưng đĩa nho xuống mời tôi ăn.
Trong thời gian đó tôi đang viết dở một câu chuyện về chiến tranh và những hậu qủa của nó. Tôi đi sưu tầm từng thước tài liệu về sự tàn ác của chiến tranh. Tôi say sưa đọc những tác giả Tây Phương phân tách tâm lý các nhân vật. Tôi ngưỡng mộ Elie Wiesel một tác giả viết về dân tộc Do Thái và những hậu qủa của những trại tập trung ở Đức thời Hitler.
Tôi nghĩ biến cố trên biển Đông cũng sẽ để một thứ chấn thương mạnh mẽ trên Huệ Lâm.
Nhưng tôi tịt ngòi giữa một cái chuyện viết dở dang về Huệ Lâm. Mỗi lần nói chuyện với nhân vật của tôi, tôi bị hối lộ bởi những điều mà tôi không mong. Huệ Lâm khoe những của cải tân trang trên cơ thể và không biểu lộ dấu hiệu khủng hoảng tâm hồn nào sau biến cố bị trấn lột trên đường vượt biên ấy. Như Huệ Lâm khoe vừa mới đi sửa ngực, cắt mắt, và sửa mũi. Huệ Lâm rủ tôi vào trong phòng thử áo quần của Macy's. Tụt hết áo quần và ướm thử một cái xú cheng lên người. Tôi nhìn bộ ngực căng đầy như một bộ ngực của người mẫu so với thân hình lùn lùn của cô. Huệ Lâm nói. "Sờ đi. Nè nó tự nhiên. Đâu có sao đâu. Đi sửa đại đi". Như Huệ Lâm dẫn một anh bồ trẻ măng nhỏ thua Huệ Lâm bốn tuổi mới đi Lake Tahoe chơi mút mùa giáng sinh năm cũ. Qua tết ta, Huệ Lâm dẫn một anh Mỹ đến giới thiệu là Steve bạn trai của em.
Huệ Lâm càng ngày càng xinh đẹp và sự thành công với đời sống mới của Huệ Lâm đã đốn ngã những dự trữ của tôi về nhân vật hậu chiến tranh Việt Nam của tôi.
Vứt hết vụt hết cái dáng vẻ im lặng nghiêm nghiêm và mái tóc rẽ lệch một bên ngày nào. Huệ Lâm của tôi bây giờ là một Lisa tóc quăn mốt rối. Làn da không còn nâu nâu mà đã được chà chà đánh đánh cho trắng phau lên. Miệng khi nào cũng nhanh nhẹn lời đi trước người. Càng lúc tôi càng thấy tôi người đạo diễn nhỏ lùi lại trước cái bóng lớn của nhân vật của mình phù phù gió thổi linh hoạt ngoài đời sống kia.
Sáng chủ nhật gặp Huệ Lâm mặc một bộ đồ da và đi mua thịt heo quay ngoài một cái chợ Tàu về làm tiệc đãi bạn :
- Em mới ra nghề tóc đó. Huệ Lâm nói.
Huệ Lâm ỏn ẻn cười khi tôi khoe tóc nàng cắt ở đâu mà đúng mốt qúa.
- Chời. Làm nghề tóc này được lắm cô. Khỏi cần học anh văn gì. Chớ em dốt anh văn qúa. Học ở cái trung tâm của cô hoài mà không lên lớp Ba được.
Cô gái trước mặt tôi trông xinh tươi như hoa lan hoa huệ ngoài đồng. Chả có điều gì phiền muộn còn lại trên khuôn mặt và cuộc đời người con gái này chứng tỏ là nàng ta đã trải qua những biến cố kinh hoàng trên biển, trong trại tỵ nạn. Là người đã mất tiêu dấu tích chồng con của mình trong lần chết đi và sống lại ấy.
Mãi mà tôi vẫn không viết nốt được cái chuyện về Huệ Lâm. Tôi học hết những lớp viết chuyện trong các đại học Mỹ. Tôi biết nhân vật Huệ Lâm của tôi đầy đủ tranh chấp tương tàn và đầy đủ màu mè để đưa vào bộ sáng tác tiểu thuyết của tôi. Nhưng mỗi khi gặp Huệ Lâm xong về ngồi mường tượng lại khuôn mặt hí hửng xoá bỏ dấu vết đại sự đớn đau kia, tôi thấy mình không lý giải nổi sự hồn nhiên quên qúa khứ dễ dàng này của Huệ Lâm.
Vào một ngày tháng tư tôi đang loay hoay giúp mấy người bạn tổ chức Tưởng Nhớ Đêm Ba Mươi Tháng Tư Đen. Những cái người Việt còn nhớ đến ngày Miền Nam mất nên vẫn còn tưởng nhớ kỷ niệm tang thương của cố quốc mình. Khi cùng mấy người bạn đi bún bò trong quán Số Một ở đường Senter, tôi gặp lại Huệ Lâm đang ngồi trong qúan ăn với một cô bạn khác. Cô mặc một chiếc váy đầm trắng, áo vét ngoài màu hồng phấn. Chân mang giày cao gót đen năm phân thời trang nhất nhãn hiệu Nina. Móng tay dài mới làm ở tiệm nail ra sáng chói lấp lánh hai ba chiếc nhẫn hột xoàn to hột xoàn nhỏ nằm kẹt cứng giữa ngón trỏ và ngón út.
- Trời ơi sao giờ giống bà chủ qúa rồi. Tôi nói. Nghe nói Lisa giờ mở tiệm tóc rồi hả.
Huệ Lâm trao cho tôi tấm danh thiếp cửa hiệu tóc của cô và nói:
- Ờ. Mình hùn chung với người ta đó mà. Bữa nào lại cắt tóc.
Tôi thấy nhân vật của tôi qua mặt tôi vèo vèo. Mới ngày nào còn ấp úng thưa cô và còn xưng em với tôi. Nay hô lại với tôi như giọng một người chủ tiệm nói chuyện chào hàng mời khách đến thăm. Hay có khi cô còn nhìn tôi là cái cô dạy ESL phấn son nhàn nhạt gặp đâu là ưa hỏi những câu hỏi vớ vẩn miết thôi.
- Mừng cho Lisa. Tôi nói. Mới ngày nào vậy mà bây giờ làm chủ tiệm tóc ngon lành ....
Không biết tôi định nói cái gì nữa mà Huệ Lâm cắt đứt và lôi tôi ra phía trước tiệm chỉ cho tôi chiếc xe Mercedes đen đậu ngay trước tiệm
- Ảnh mua cho em đó. Huệ Lâm cười lỏn lẻn và nói. Xe cũ chớ không phải xe mới. Ảnh làm nghề sửa xe nên biết mua xe đó. Tụi này sắp làm đám cưới. Bữa nào nhớ đi ăn đám cưới nghe.
Cô nói như ra lệnh, vừa rút chìa khóa xe trong ví ra vừa chào giã biệt tôi:
- Thôi mình đi nghen. Có gì gọi lại tiệm của mình
Tôi trở lại tiệm ăn kể lại sơ sơ cho mấy người bạn ngồi chung. Mấy cái tên bạn toàn là thứ hăng say tranh đấu cho một Việt Nam Dân Chủ Độc Lập Tự Do Thịnh Vượng Phú Cường. Máu đấu tranh sôi sùng sục trong lòng mấy cái tên trời đánh không chịu chấp nhận chế độ Cọng Sản đang thống trị trên quê hương cũ của họ đã gần mười năm nay.
- Người dân thường người ta mau quên đi để mà sống. Một bạn của tôi nói.
- Tàu Lai mà. Một tên khác nói.
Một tên trong bọn trầm ngâm hơn:
- Tàu mà đi tha phương cầu thực thì còn dễ quên bạo. Vì với họ ở đâu có miếng ăn ngon thì ở đó có tương lai. Mà muốn có tương lai hạnh phúc thì nhớ làm gì đến cái qúa khứ đau đớn ấy chứ. Mà này cô bạn. Người ta không đau khổ thì đâu phải là một cái lỗi. Tại sao cô lại cứ mong cho người ta đau khổ. Cô chính là kẻ đi rình mò sự đau khổ của người khác rồi đem về vẽ chuyện lên. Cái bọn viết văn nào mà cứ nghĩ là viết tiểu thuyết cần phải éo le gay cấn cuộc đời thì chuyện mới hay, chính ra bọn này cần xét lại họ trước.
Lê Thị Huệ
Đọc thêm tại trang Gio-O
.
Trong lúc lăng xăng theo làm việc ở các phòng triển lãm của Ed Nuestra ở vùng Bay thì tôi gặp nàng Huệ Lâm của tôi.
Chiến tranh Việt Nam vừa chấm dứt. Lúc ấy phong trào cứu trợ người tị nạn Đông Dương nổi mốt thời trang từ Nhật sang Âu đến Mỹ. Cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến đầu tiên được trình chiếu tanh banh trên màn ảnh truyền hình trong mọi gia đình khắp hoàn cầu. Sự phổ thông của chiến tranh trên màn ảnh nhỏ này đã mang lại một hậu qủa là khi người Mỹ rời Việt Nam để cho cọng sản nhuộm chất độc đỏ toàn cõi Việt Nam. Thì thế giới biết có một làn sóng người Việt Lào Cam Bốt đã tha nhau chạy tán loạn khắp các vùng Đông Nam Á để lánh nạn cọng sản.
Một kẻ rành rẽ về thời cuộc Việt Nam thời bấy giờ, Ed đã xông xáo đi săn hình đẹp ở các trại tỵ nạn Á Châu. Ed là một phóng viên báo chí người El Salvado làm phóng viên cho một hãng thông tấn quốc tế. Anh đã từng có mặt ở Sài Gòn và xứ Nàng Pênh để thực tập nghề nghiệp trong thời gian chiến tranh Việt Nam đang cao độ thảm sầu. Thời gian gần đây anh vác máy quay trở lại Đông Nam Á vào các trại tỵ nạn kiếm thêm những bức hình khổ nạn của cái đuôi chiến tranh Việt Nam cho trọn bộ sưu tầm ống kính đẹp.
Sở trường của Ed là chân dung. Tấm hình hai anh em mình trần lòi ách xương sườn, thằng anh tám tuổi cõng thằng em ngoài một tuổi đang ngậm một cái muỗng đã trúng một giải thưởng lớn nổi tiếng quốc tế ở Amtesdam. Sau khi những hình của Ed trúng nhiều giải thưởng tại Mỹ, Âu Châu và Nhật, anh được một cơ quan Caritas bảo trợ cuộc triễn lãm "The Victims" một vòng khắp các thành phố lớn ở Hoa Kỳ.
Tôi giúp Ed trong những cuộc triễn lãm ở những vùng có đông người Việt cư ngụ. Tôi được thuê vào làm thông dịch viên. Những người Việt người đến xem ảnh vì tò mò. Có lớp đến để nhận diện ra một vài cái lều quen cũ, hoặc để nhìn lại những hình ảnh tỵ nạn. Nơi mà họ đã sống những ngày tạm trú trước khi được Hoa Kỳ thu nhận định cư
Hôm ấy có một buổi triễn lãm tại một hội Tết trong vùng. Những người Việt đi du xuân chưng diện áo quần mới mẻ màu mè và rộn rã tiếng cười nói. Tiếng pháo và tiếng nhạc từ những loa phát thanh trong các gian hàng chen nhau một trời phèng la. Chúng tôi bận rộn trả lời các câu hỏi trong phòng hình chật cứng người xem
Bỗng có một tiếng ồ reo:
- Í a. Hình em. Nhìn hình của em nè
Một giọng nữ phát ra từ khoảng giữa của phòng triễn lãm. Nơi đóng đế tôn vinh ba chân dung to nhất nổi bật nhất của cuộc triễn lãm. Một trong ba chân dung ấy là tấm hình một cô gái tóc rẽ lệch đang nhìn vào một tấm thẻ căn cước của trại tỵ nạn Mã. Khuôn mặt thiếu nữ trong bức hình nhỏ nhắn, rắn rỏi. Cái nhìn của cô có vẻ chậm và nghiêm. Một nhan sắc đơn sơ trung bình, lặng lẽ, có vẻ hiền lành.
Kẻ phát ra tiếng reo đang đứng cạnh bức hình với nụ cười e lệ trên môi trên mặt. Cô choàng kín một áo dạ màu cổ vịt hàng mua lại ngoài chợ trời. Mặc cái quần bò Jordache mới. Chân mang đôi săng đan bẹt không vớ, khoe mấy ngón chân sơn màu đỏ choẹ. Khuôn mặt không còn vẻ ốm o như trong tranh. Làn da nâu. Má hồng môi son đầy úp một mặt. Đứng cạnh giữa mấy cô gái Tàu khác cô có vẻ nhỏ bé và chòn chòn
Ed mừng rỡ trao đổi chuyện ngay và lấy máy ra bấm thêm những bức hình làm kỷ niệm. Cô gái giới thiệu tên là Huệ Lâm. Huệ Lâm bối rối vì bất ngờ thấy hình mình được chưng bày lớn ở đây. Và vì đám đông chung quanh bâu lại nhìn nhìn nên cô trả lời nhát ngừng. Huệ Lâm nói thật sự là cô không biết hồi đó mình "bị" chụp hình và tấm hình này được chụp bao giờ. Còn tấm căn cước tỵ nạn thì cô đã để đâu rồi bây giờ không còn nhớ nó ở đâu nữa
Buổi chiều khi nhờ được người trông dùm phòng tranh, Ed rủ tôi đi ra ngoài Dennys ăn Newyork Steak. Trong khi người hầu bàn pha nước Ed nhắc lại câu chuyện:
- Cám ơn cô về buổi phỏng vấn với Huệ Lâm sáng nay. Thật là một trong những câu chuyện khó quên đối với tôi. Thật vậy.
Nhìn bản mặt đầy hứng thú của Ed tôi nói:
- Không có chi. Cô ta rất là dễ thương nhưng cũng rất là không chịu nói
Ed giương đôi mắt ốc len dưới chiếc kiếng cận thị:
- Ồ tôi hiểu. Tôi hiểu. Tôi không trách cô ta
- Cô ta là ai vậy. Tôi nói
Ed túm lấy cơ hội kể cho tôi nghe những điều anh biết ở phía sau tấm chân dung đó. Anh đúng là một nhiếp ảnh gia nâng niu từng tác phẩm và hết lòng với công việc của mình.
Theo lời tường thuật Ed nghe lại từ trong trại Mã Lai, Huệ Lâm là một trong hai người sống sót trên một chuyến vượt biên gồm bốn mươi hai người ra đi từ Vũng Tàu. Chuyến tàu lênh đênh trên biển Đông được hai hôm thì chết máy. Đêm sau trời giáng cha một cú bão lớn. Thế là ghe lật thuyền chìm và không còn ai biết ai ra sao. Huệ Lâm nhờ bám lấy được một cái phao nên nổi trôi trên biển đến rạng hôm sau thì được một tàu buôn Ấn vớt mang vào Mã Lai. Ở Mã Lai, Huệ Lâm được giữ lại ở một làng đánh cá một thời gian để chờ tin con và chồng có còn sống sót. Ở đó Huệ Lâm bị một tên lính Mã lén hãm hiếp và người ta đã phải mang cô đi phá thai trước khi gởi cô vào một trại tỵ nạn có đông người Việt Nam ở Mã Lai
Trước đấy tôi đã nghe Ed hỏi những câu với Huệ Lâm như rồi có tin gì của chồng và con không. Không. Sau đó có gặp lại ai trong chuyến đi ấy không. Không. Bây giờ có tin gì của ai không. Không. Những chữ Không Không Không phát ra từ một nụ cưòi nhỏ và một khoé mắt gượng đã báo cho tôi biết có chuyện không lành. Thời buổi vượt biên, chúng tôi nghe không biết bao nhiêu là tai họa thảm khốc xảy đến. Riết rồi chúng tôi, những kẻ tỵ nạn Việt Nam trên một xứ sở phì nhiêu Hoa Kỳ, phải tập cho cái tai của mình phát triển một vòng đai để giữ lại nơi đó những câu chuyện nào hết sức thương tâm. Mà không dám mở đường cho nó len qua tim đục vào trí. Để cho mình có thể đủ sức mà phấn đấu với đời sống trên mảnh đất lạ này
Nhưng càng nghe Ed nói tôi càng thấy khuôn mặt của Huệ Lâm hiện rõ lên trong trí tôi như người mơ người mộng không dứt bỏ đi đâu được.
Có lẽ vì Huệ Lâm trạc bằng tuổi tôi? Hay vì nét lặng lẽ của tấm hình to tổ chảng của Ed chụp đã đi vô trong đầu tôi? Có phải tại tôi biết rõ những tình tiết éo le của câu chuyện Huệ Lâm? Hoặc vì tôi đang tập tành viết văn nên thấy một cốt chuyện hay và muốn vớ lấy?
Tôi bần thần ngồi nghe Ed say sưa kể lại lâm li éo le về câu chuyện của Huệ Lâm mà Ed biết. Tôi tiếc là mình đã không xin được của Huệ Lâm số điện thoại.
Tôi thâu thanh vội từ đôi môi đang hăm hở kể chuyện của Ed thêm những chi tiết như: Huệ Lâm là người Hoa ở Đà Lạt. Lấy chồng năm mười chín tuổi có một con gái hai mười bốn tháng lúc vượt biên. Gia đình chồng có tiệm vàng ở một quận xa Đà Lạt hai mưoi cây số. Huệ Lâm chỉ mới học đến lớp sáu thì Việt Cọng vào nên nàng nghỉ học từ đó. Chắc là có vài chi tiết Ed thì nhớ không rõ mà cọng thêm cái miệng võ đoán của tôi bàn vô tán ra.
Sau đợt triễn lãm ấy, Ed đi Florida nhận việc làm mới. Tôi tiếp tục trở lại trường lấy cho xong mảnh bằng cao học và vẫn tiếp tục say mê giấc mộng viết văn của mình.
Tôi định viết một câu chuyện về Huệ Lâm nên mắt và tai cũng hơi dòm chừng những khi đi đến mấy tiệm thuốc Bắc hoặc mấy cái chợ Tàu. Còn như trong câu chuyện nào mà tai vừa nghe ai nói gì về người Hoa là tôi cũng nhảy bổ vô hỏi thăm này nọ để dò la tung tích Huệ Lâm
Trong cái trí nhớ lung tung xà bèng của tôi hiện ra một cái gì có vẻ như một hạt đậu phọng chưa bóc vỏ. Be bé và đen đen. Da mịn màng miệng hơi dỉnh và cặp mắt một mí. Cô có cái vẻ rất ăm ắp lờ lờ như nhiều con gái Hoa Kiều khác ở Việt Nam.
Nhưng điều cô ta trải qua thật là một kinh nghiệm kinh hoàng không thua gì những kinh nghiệm sống sót qua những trại tập trung của Phát Xít Đức thời Hitler.
Tôi tự hỏi điều gì sẽ dấu ấn trong cuộc đời còn lại của Huệ Lâm.
Nằm ôm phao chờ hoá kiếp trên biển Đông? Ngồi dưới những mái tôn hầm da hầm thịt ở những căn lều ven biển Mã chờ tin trối trăng của chồng và con? Hay thời gian trong trạm cảnh sát Mã bị hiếp đứng? Hoặc nằm ngửa banh càng cho người ta nạo thai?
Tôi đang mong có dịp gặp lại cô nhân vật của tôi. Thì bỗng đùng một cái tôi gặp lại Huệ Lâm trong một văn phòng ghi danh học ESL, nơi tôi đang dạy thực tập trong khi theo học đại học.
Tôi níu áo Huệ Lâm ngay và không bỏ lỡ cơ hội. Tôi kéo Huệ Lâm vào trong phòng của bà phụ tá nhận đơn xin học. Tôi xoắn xít nói Huệ Lâm phải thi xếp lớp ngày nào và tôi gửi Huệ Lâm cho cô thư ký để cô có thể theo học Anh văn được ngay khóa kế tiếp mà khỏi chờ chực như những người khác.
Cuối cùng Huệ Lâm đồng ý cho tôi chở về nhà khi tôi nghe Huệ Lâm chưa mua xe và đang đi xe nhờ của cô bạn để đến đây kiếm tin tức về cách ghi học lớp Anh Văn
- Cô tốt qúa. Huệ Lâm nói khi leo lên xe ngồi cạnh tôi
Tôi hơi đỏ mặt chút xíu và im im rồi tìm cách nói lảng qua chuyện khác.
Suốt buổi gặp gỡ đó tôi vận dụng trí óc tối đa. Tôi rán mở to mắt để quan sát Huệ Lâm có gì đặc biệt hơn ngày tôi gặp ở phòng trin lãm. Tôi nặn óc để nhớ lại mình nên chụp bắt trong những câu trả lời nào của Huệ Lâm xem đâu là những giáo án căn bản của một con người chứa lò thuốc nổ của những khủng hoảng lớn trong đời. Tôi nhìn cách Huệ Lâm phản ứng để mong hiểu ra những ẩn dụ của một người kinh qua những chuyện không may.
Tôi về nhà và viết ra một giàn hai chục câu hỏi trong quyển sổ tay để ghi nhớ những điều mình cần tìm thấy ở Huệ Lâm. Tôi dặn tôi phải soi sáng vào việc biến cố trên biển Đông đã móc ngoéo lại những gì trên cuộc đời người con gái Tàu Việt này. Tôi cần biết ấu thời của Huệ Liên có sơn lâm êm đềm hay lủng củng một nùi gia đình. Sau mỗi lần nói chuyện với Huệ Lâm xong, tôi ghi lại những lời nói và động thái của cô để sau đó suy gẫm và phân tích xem thử chúng có nổi cộm những điều bất thường thế nào.
Một lần Huệ Lâm mời tôi lại nhà ăn bún cá Kiên Giang. Huệ Lâm đang chia phòng chung với một cô bạn Tàu Chợ Lớn tên là Thanh. Một mặt tường treo tranh các tài tử Tàu Hồng Kông đẹp trai và đẹp gái. Mặt tường kia có một cái bàn thờ để hình phật bà. Huệ Lâm mặc một áo sát nách thun vàng và một quần bò bó sít mông. Mấy cái móng tay móng chân vừa mới sơn đỏ ráo xong khoe ra lúc Huệ Lâm múc nước lèo từ nồi vào bát nóng.
- Huệ Lâm chịu khó sơn móng tay móng chân ghê nhỉ. Tôi nói. Khi nào gặp Huệ Lâm là cũng thấy móng tay móng chưn vừa mới sơn xong thiệt là láng
Huệ Lâm cười và xoè ngón tay ra:
- Ra tiệm cho người ta làm đó chớ
Trong khi cả ba người phụ nữ trẻ giòn dã khúc khích ăn bún cá trộn rau sống tươi với nhau. Thanh, cô bạn chia chung phòng với Huệ Lâm , hỏi tôi:
- Cô có tin có cái đảo Câm ở đâu bên Mã Lai hay Thái Lan không?
Tôi vừa nuốt một ngụm bún có tí ớt cay kè vừa nói:
- Chưa nghe nói bao giờ. Tôi cũng không rành địa lý thế giới lắm
Huệ Lâm xì một tiếng:
- Thấy hông. Tao nói là hỏng có mà.
- Cổ nói cổ không rành mà. Thanh nói.
- Mà sao vậy. Tôi hỏi
- Con Huệ nó đòi đưa hình chồng nó với con nó lên bàn thờ. Thanh nói. Mà hôm bữa hai đứa tui đi xem ông thầy Tám. Ổng nói là ở bển có một cái Đảo Câm. Ở đó tàng là mấy người Câm ở không hà. Mà mấy người Câm này hiền lắm. Không có dữ như mấy người biết tiếng Người đâu. Nghe nói mấy ngườI Câm này làm nghề đánh cá mà họ vớt được mấy người chìm tàu đưa dzề bển. Mà ai được họ vớt lên về ở đó thấy thương mấy người Câm này rồi hỏng muốn về lại với người biết tiếng nữa. Tui xúi con Huệ mai mốt đi sang bển tìm ra cái Đảo Câm này. Lỡ biết đâu chồng con nó còn sống ở bển sao.
Huệ Lâm xịu mặt không nói gì sau khi nghe Thanh kể cho tôi nghe về truyền thuyết Đảo Câm. Xẩm tối tôi thấy Huệ Lâm lại thắp nhang trước bàn thờ Phật rồi bưng đĩa nho xuống mời tôi ăn.
Trong thời gian đó tôi đang viết dở một câu chuyện về chiến tranh và những hậu qủa của nó. Tôi đi sưu tầm từng thước tài liệu về sự tàn ác của chiến tranh. Tôi say sưa đọc những tác giả Tây Phương phân tách tâm lý các nhân vật. Tôi ngưỡng mộ Elie Wiesel một tác giả viết về dân tộc Do Thái và những hậu qủa của những trại tập trung ở Đức thời Hitler.
Tôi nghĩ biến cố trên biển Đông cũng sẽ để một thứ chấn thương mạnh mẽ trên Huệ Lâm.
Nhưng tôi tịt ngòi giữa một cái chuyện viết dở dang về Huệ Lâm. Mỗi lần nói chuyện với nhân vật của tôi, tôi bị hối lộ bởi những điều mà tôi không mong. Huệ Lâm khoe những của cải tân trang trên cơ thể và không biểu lộ dấu hiệu khủng hoảng tâm hồn nào sau biến cố bị trấn lột trên đường vượt biên ấy. Như Huệ Lâm khoe vừa mới đi sửa ngực, cắt mắt, và sửa mũi. Huệ Lâm rủ tôi vào trong phòng thử áo quần của Macy's. Tụt hết áo quần và ướm thử một cái xú cheng lên người. Tôi nhìn bộ ngực căng đầy như một bộ ngực của người mẫu so với thân hình lùn lùn của cô. Huệ Lâm nói. "Sờ đi. Nè nó tự nhiên. Đâu có sao đâu. Đi sửa đại đi". Như Huệ Lâm dẫn một anh bồ trẻ măng nhỏ thua Huệ Lâm bốn tuổi mới đi Lake Tahoe chơi mút mùa giáng sinh năm cũ. Qua tết ta, Huệ Lâm dẫn một anh Mỹ đến giới thiệu là Steve bạn trai của em.
Huệ Lâm càng ngày càng xinh đẹp và sự thành công với đời sống mới của Huệ Lâm đã đốn ngã những dự trữ của tôi về nhân vật hậu chiến tranh Việt Nam của tôi.
Vứt hết vụt hết cái dáng vẻ im lặng nghiêm nghiêm và mái tóc rẽ lệch một bên ngày nào. Huệ Lâm của tôi bây giờ là một Lisa tóc quăn mốt rối. Làn da không còn nâu nâu mà đã được chà chà đánh đánh cho trắng phau lên. Miệng khi nào cũng nhanh nhẹn lời đi trước người. Càng lúc tôi càng thấy tôi người đạo diễn nhỏ lùi lại trước cái bóng lớn của nhân vật của mình phù phù gió thổi linh hoạt ngoài đời sống kia.
Sáng chủ nhật gặp Huệ Lâm mặc một bộ đồ da và đi mua thịt heo quay ngoài một cái chợ Tàu về làm tiệc đãi bạn :
- Em mới ra nghề tóc đó. Huệ Lâm nói.
Huệ Lâm ỏn ẻn cười khi tôi khoe tóc nàng cắt ở đâu mà đúng mốt qúa.
- Chời. Làm nghề tóc này được lắm cô. Khỏi cần học anh văn gì. Chớ em dốt anh văn qúa. Học ở cái trung tâm của cô hoài mà không lên lớp Ba được.
Cô gái trước mặt tôi trông xinh tươi như hoa lan hoa huệ ngoài đồng. Chả có điều gì phiền muộn còn lại trên khuôn mặt và cuộc đời người con gái này chứng tỏ là nàng ta đã trải qua những biến cố kinh hoàng trên biển, trong trại tỵ nạn. Là người đã mất tiêu dấu tích chồng con của mình trong lần chết đi và sống lại ấy.
Mãi mà tôi vẫn không viết nốt được cái chuyện về Huệ Lâm. Tôi học hết những lớp viết chuyện trong các đại học Mỹ. Tôi biết nhân vật Huệ Lâm của tôi đầy đủ tranh chấp tương tàn và đầy đủ màu mè để đưa vào bộ sáng tác tiểu thuyết của tôi. Nhưng mỗi khi gặp Huệ Lâm xong về ngồi mường tượng lại khuôn mặt hí hửng xoá bỏ dấu vết đại sự đớn đau kia, tôi thấy mình không lý giải nổi sự hồn nhiên quên qúa khứ dễ dàng này của Huệ Lâm.
Vào một ngày tháng tư tôi đang loay hoay giúp mấy người bạn tổ chức Tưởng Nhớ Đêm Ba Mươi Tháng Tư Đen. Những cái người Việt còn nhớ đến ngày Miền Nam mất nên vẫn còn tưởng nhớ kỷ niệm tang thương của cố quốc mình. Khi cùng mấy người bạn đi bún bò trong quán Số Một ở đường Senter, tôi gặp lại Huệ Lâm đang ngồi trong qúan ăn với một cô bạn khác. Cô mặc một chiếc váy đầm trắng, áo vét ngoài màu hồng phấn. Chân mang giày cao gót đen năm phân thời trang nhất nhãn hiệu Nina. Móng tay dài mới làm ở tiệm nail ra sáng chói lấp lánh hai ba chiếc nhẫn hột xoàn to hột xoàn nhỏ nằm kẹt cứng giữa ngón trỏ và ngón út.
- Trời ơi sao giờ giống bà chủ qúa rồi. Tôi nói. Nghe nói Lisa giờ mở tiệm tóc rồi hả.
Huệ Lâm trao cho tôi tấm danh thiếp cửa hiệu tóc của cô và nói:
- Ờ. Mình hùn chung với người ta đó mà. Bữa nào lại cắt tóc.
Tôi thấy nhân vật của tôi qua mặt tôi vèo vèo. Mới ngày nào còn ấp úng thưa cô và còn xưng em với tôi. Nay hô lại với tôi như giọng một người chủ tiệm nói chuyện chào hàng mời khách đến thăm. Hay có khi cô còn nhìn tôi là cái cô dạy ESL phấn son nhàn nhạt gặp đâu là ưa hỏi những câu hỏi vớ vẩn miết thôi.
- Mừng cho Lisa. Tôi nói. Mới ngày nào vậy mà bây giờ làm chủ tiệm tóc ngon lành ....
Không biết tôi định nói cái gì nữa mà Huệ Lâm cắt đứt và lôi tôi ra phía trước tiệm chỉ cho tôi chiếc xe Mercedes đen đậu ngay trước tiệm
- Ảnh mua cho em đó. Huệ Lâm cười lỏn lẻn và nói. Xe cũ chớ không phải xe mới. Ảnh làm nghề sửa xe nên biết mua xe đó. Tụi này sắp làm đám cưới. Bữa nào nhớ đi ăn đám cưới nghe.
Cô nói như ra lệnh, vừa rút chìa khóa xe trong ví ra vừa chào giã biệt tôi:
- Thôi mình đi nghen. Có gì gọi lại tiệm của mình
Tôi trở lại tiệm ăn kể lại sơ sơ cho mấy người bạn ngồi chung. Mấy cái tên bạn toàn là thứ hăng say tranh đấu cho một Việt Nam Dân Chủ Độc Lập Tự Do Thịnh Vượng Phú Cường. Máu đấu tranh sôi sùng sục trong lòng mấy cái tên trời đánh không chịu chấp nhận chế độ Cọng Sản đang thống trị trên quê hương cũ của họ đã gần mười năm nay.
- Người dân thường người ta mau quên đi để mà sống. Một bạn của tôi nói.
- Tàu Lai mà. Một tên khác nói.
Một tên trong bọn trầm ngâm hơn:
- Tàu mà đi tha phương cầu thực thì còn dễ quên bạo. Vì với họ ở đâu có miếng ăn ngon thì ở đó có tương lai. Mà muốn có tương lai hạnh phúc thì nhớ làm gì đến cái qúa khứ đau đớn ấy chứ. Mà này cô bạn. Người ta không đau khổ thì đâu phải là một cái lỗi. Tại sao cô lại cứ mong cho người ta đau khổ. Cô chính là kẻ đi rình mò sự đau khổ của người khác rồi đem về vẽ chuyện lên. Cái bọn viết văn nào mà cứ nghĩ là viết tiểu thuyết cần phải éo le gay cấn cuộc đời thì chuyện mới hay, chính ra bọn này cần xét lại họ trước.
Lê Thị Huệ
Đọc thêm tại trang Gio-O
.